Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Hội nghị chuyên đề “Drifting Sand“ dự án khai thác cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long

Fachtagung des „Drifting Sand“-Projekts zu nachhaltigem Sandabbau im Mekong-Delta++Hội nghị chuyên đề “Drifting Sand“ dự án khai thác cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long

Fachtagung des „Drifting Sand“-Projekts zu nachhaltigem Sandabbau im Mekong-Delta++Hội nghị chuyên đề “Drifting Sand“ dự án khai thác cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long, © GIZ

Bài viết

Ngày 03.03 , Phó Đại sứ CHLB Đức ông Weert Börner cùng với đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, đại diện thành phố Cần Thơ và đại diện Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) tại Việt Nam và Đức, đã khai mạc hội nghị chuyên đề “Drifting Sand“ dự án khai thác cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) của Bộ Môi trường Đức (BMUV) và nhằm mục đích giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long thông qua sự tham gia của các khu vực kinh tế công và tư nhân trong ngành công nghiệp cát.

Suy giảm dòng chảy phù sa và khai thác cát không kiểm soát là hai trong những mối đe dọa lớn nhất đối với khu vực đông dân cư tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nhu cầu ngày càng tăng về cát và sỏi của Việt Nam chủ yếu là do nhu cầu xây dựng nhanh chóng và các dự án lẫn chiếm đất. Từ nhiều năm, Việt Nam là nước sản xuất xi măng lớn thứ ba thế giới, nguyên liệu chính là cát. Do đó, không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà cần phải tìm ra những biện pháp cấp bách để sử dụng cát bền vững hơn.

Dự án "Drifting Sand“ do Đức tài trợ và được Tổ chức WWF Việt Nam cùng một số đối tác thực hiện nhằm đóng góp đáng kể vào việc sử dụng nguyên liệu cát quý giá thân thiện với môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời chống khai thác cát bừa bãi. Ngoài ra, đây là cơ sở dữ liệu tốt hơn để thực thi hiệu quả của pháp luật Việt Nam và các khoản đầu tư vào các vật liệu thay thế cát sông.

Quay về đầu trang