Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!
Thị thực du học phổ thông
Children on their first school day. In Germany, children get a cardboard-cornet, the “Schultüte”, filled with sweets and school material on their first day in primary school., © picture-alliance.de
Thị thực du học phổ thông tại Đức có thể được cấp với một số điều kiện nhất định. Quý vị có thể xem thông tin chi tiết tại đây.
Thông tin tổng quát
Thị thực du học phổ thông có thể được cấp sớm nhất từ lớp 9, nếu cha mẹ của học sinh chi trả chi phí cho việc du học phổ thông. Trường phải là trường giáo dục phổ thông có định hướng quốc tế để sau khi tốt nghiệp học sinh được nhận bằng tú tài của Đức (Abitur) hoặc một bằng cấp tương đương. Các lớp học phải có học sinh mang các quốc tịch khác nhau. Thông thường đó là trường nội trú, tức là trường cũng cung cấp chỗ ở cho học sinh.
Đối với học sinh dưới 18 tuổi, cha mẹ bắt buộc phải có bản tuyên bố đồng ý cho con sang Đức một mình.
Lưu ý: Hướng dẫn này không dành cho trường hợp tham gia chương trình trao đổi học sinh. Trường hợp dự định đi học phổ thông có thời hạn trong khuôn khổ một chương trình trao đổi học sinh thì phải nộp những giấy tờ khác. Trong trường hợp như vậy, đề nghị quý vị sớm liên hệ trực tiếp với Phòng thị thực qua E-Mail.
Những giấy tờ phải nộp
Trong tờ khai, quý vị cần cung cấp tất cả thông tin về việc nhập cảnh và lưu trú tại Đức. Quý vị vui lòng điền tờ khai đầy đủ, in ra và tự ký tờ khai.
Trường hợp đương đơn chưa đủ tuổi thành niên thì người đại diện theo pháp luật (ví dụ: cha mẹ) phải ký tờ khai.
Liên kết đến tờ khai trực tuyến „VIDEX“.
Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học mới chụp (45mm x 35mm)
Quý vị vui lòng xem thông tin về ảnh hộ chiếu sinh trắc học tại đây: Hướng dẫn về ảnh chụp xin cấp thị thực PDF / 554 KB .
Quý vị vui lòng dán 1 ảnh vào tờ khai xin cấp thị thực và nộp 1 ảnh để rời.
Hộ chiếu phải còn ít nhất 2 trang trống (trong trường hợp được cấp thị thực, thì tem thị thực của quý vị sẽ được dán vào đó).
Quý vị vui lòng nộp bản gốc và một bản sao không công chứng những giấy tờ nêu dưới đây. Quý vị vui lòng soạn những bản sao giấy tờ thành một bộ hồ sơ đầy đủ. Quý vị sẽ nhận lại các bản gốc sau khi giải quyết xong hồ sơ.
Tất cả những giấy tờ không bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh phải có bản dịch sang tiếng Đức kèm theo.
Quý vị vui lòng sắp xếp các bộ hồ sơ theo thứ tự sau đây:
Giấy khai sinh Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước (xem hướng dẫn tại đường Link: Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Việt Nam).
Đối với học sinh dưới 18 tuổi, cả cha và mẹ phải tuyên bố đồng ý cho con sang Đức học phổ thông.
Phải nộp văn bản tuyên bố đồng ý của cả cha và mẹ học sinh, đã được chứng thực chữ ký và trong đó nêu tên trường sẽ theo học tại Đức. Nếu cha mẹ cùng trực tiếp có mặt khi nộp hồ sơ xin cấp thị thực cho con, thì việc công chứng chữ ký trên bản tuyên bố sẽ được thực hiện tại chỗ ngay lúc đó.
Bên cha mẹ không trực tiếp có mặt khi nộp hồ sơ xin cấp thị thực cho con phải nộp bản tuyên bố đồng ý đã được cơ quan có thẩm quyền của Đức chứng thực chữ ký. Tại Việt Nam chỉ có thể xin chứng thực chữ ký tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quý vị có thể xem thêm thông tin tại đây: https://vietnam.diplo.de/vn-de/service/kopien--und-unterschriftsbeglaubigungen/1264660
Lưu ý: Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận quyền nuôi dưỡng chung của cha mẹ. Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp ly hôn, vì quyền nuôi dưỡng sau khi ly hôn không được xem xét giải quyết mà chỉ có các thỏa thuận về việc trông nom và nuôi dưỡng con. Thông thường, việc “chuyển giao quyền nuôi dưỡng“ sau đó cũng không thay đổi được điều này.
Nếu một bên cha mẹ là người duy nhất có quyền nuôi dưỡng, thì để chứng minh điều đó cần phải nộp giấy chứng tử của bên cha, mẹ còn lại hoặc quyết định của tòa án tuyên bố bên cha, mẹ còn lại mất tích hoặc quyết định của tòa án về quyền nuôi con. Những giấy tờ này phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước (Xem hướng dẫn về hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Việt Nam).
Ngoại lệ: Đối với trẻ em là con ngoài giá thú mà trong giấy khai sinh không có thông tin của người cha thì người mẹ không cần nộp thêm giấy tờ để chứng minh là người duy nhất có quyền nuôi dưỡng.
Nộp bản sao hộ chiếu của cả cha và mẹ hoặc của bên cha mẹ là người duy nhất có quyền nuôi dưỡng.
Quý vị cần nộp giấy tờ chứng minh quá trình học tập từ trước đến nay. Trong mọi trường hợp, phải nộp bảng điểm tổng kết gần đây nhất.
Phải nộp giấy xác nhận của trường bên Đức về việc nhận học sinh vào học hoặc hợp đồng đã ký với nhà trường. Trong những giấy tờ đó phải có thông tin về hình thức học, học từ lớp mấy và những chi phí phát sinh.
Quý vị cần nộp giấy xác nhận có chỗ ở trong ký túc xá hoặc hợp đồng đã ký với ký túc xá. Nếu có dự định sống trong một gia đình tại Đức, thì quý vị cần nộp giấy xác nhận về việc đó với thông tin địa chỉ cụ thể.
Nộp giấy xác nhận của trường về việc đã thanh toán tiền học phí cho năm học đầu tiên.
Phải nộp giấy cam kết bảo lãnh (Verpflichtungserklärung) theo điều 66-68 Luật Cư trú của nhà trường hoặc của một người sống tại Đức.
Nếu không có dự định học một khóa tiếng Đức trước khi vào học phổ thông, thì quý vị nhất thiết phải chứng minh đã có kiến thức tiếng Đức. Các chứng chỉ được công nhận hiện nay gồm:
· Chứng chỉ tiếng Đức của Viện Goethe
· Chứng chỉ tiếng Đức của telc GmbH
· Chứng chỉ tiếng Đức của Áo ÖSD
· “TestDaF“ của Viện TestDaF (trực thuộc Đại học từ xa Hagen và Đại học tổng hợp Ruhr Bochum, trình độ để tham dự kỳ thi là từ B2 trở lên)
· Chứng chỉ tiếng Đức của Trung tâm khảo thí ECL
Lưu ý: Nếu quý vị có dự định học một khóa tiếng Đức trước khi vào học phổ thông và đã có trước kiến thức tiếng Đức, thì sẽ rất hữu ích cho hồ sơ thị thực nếu quý vị nộp bằng chứng phù hợp về kiến thức tiếng Đức đã có (ví dụ: chứng chỉ hoặc xác nhận đã tham gia khóa học tiếng Đức).
· Giấy xác nhận của trường ngoại ngữ về việc đã đăng ký khóa học, trong đó phải có thông tin về thời gian khóa học và trình độ cần đạt được khi tốt nghiệp.
· Xác nhận đã trả tiền khóa học.
· Giấy tờ chứng minh chỗ ở trong thời gian tham gia khóa học tiếng.
· Giấy tờ chứng minh đảm bảo chi phí sinh hoạt trong thời gian tham gia khóa học tiếng – Có thể chứng minh bằng giấy cam kết bảo lãnh (xem ở trên) hoặc bằng tài khoản phong tỏa.
Trong trường hợp được cấp thị thực, quý vị mới phải nộp chứng nhận bảo hiểm y tế có giá trị trong thời hạn hiệu lực của thị thực. Phòng thị thực sẽ thông báo qua điện thoại cho quý vị biết.
Trong từng trường hợp, để giải quyết hồ sơ thị thực, có thể chúng tôi cần quý vị nộp thêm những giấy tờ khác.
Đặt hẹn nộp hồ sơ
Quý vị phải trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán. Quý vị có thể đặt hẹn nộp hồ sơ thị thực tại đây: Terminvergabesystem
Lệ phí
Lệ phí thị thực đối với người dưới 18 tuổi là 37,50 Euro (từ 18 tuổi trở lên là 75 Euro), trả tiền mặt bằng tiền Đồng Việt Nam.
Thời gian giải quyết hồ sơ
Chúng tôi không thể đảm bảo một thời hạn giải quyết hồ sơ nhất định, bởi vì trong quá trình này phải có sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền tại Đức và Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán không thể tác động đến thời gian xử lý hồ sơ của những cơ quan này. Chỉ sau khi nhận được trả lời từ Đức, Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán mới có thể giải quyết và đưa ra quyết định về hồ sơ thị thực. Thời gian xử lý hồ sơ thường là 3 tháng, trong một số trường hợp riêng biệt có thể lâu hơn. Trong mọi trường hợp, quý vị vui lòng nộp hồ sơ sớm, trước ngày nhập cảnh dự kiến một khoảng thời gian phù hợp.
Trong thời gian 3 tháng xử lý hồ sơ, quý vị vui lòng không hỏi về tình trạng hồ sơ. Thư hỏi về tình trạng hồ sơ gây thêm đáng kể việc cho Phòng thị thực và vì vậy sẽ không được trả lời.
Sau khi nhập cảnh vào Đức
Mọi người sống ở Đức đều phải đăng ký cư trú. Quý vị nên thực hiện việc này trong vòng 2 tuần kể từ khi tới Đức tại Phòng đăng ký cư trú hoặc Phòng dịch vụ công.
Sau khi nhập cảnh, quý vị cần liên hệ với Sở Ngoại kiều nơi cư trú tại Đức để xin cấp giấy phép cư trú.
Miễn trừ trách nhiệm
Tất cả thông tin trong hướng dẫn này dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của Cơ quan đại diện ngoại giao tại thời điểm ban hành. Không thể căn cứ vào hướng dẫn này để đưa ra khiếu nại pháp lý.