Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!
Thị thực và nhập cảnh
Nhập cảnh theo diện lao động có tay nghề
Trước khi nhận việc làm, Quý vị cần có loại giấy phép cư trú cho phép làm công việc này*. Để có thể nhập cảnh, Quý vị cần xin cấp thị thực tại cơ quan đại diện ngoại giao của Đức (Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán)** phụ trách nơi cư trú của Quý vị. Trong hầu hết các trường hợp, thị thực chỉ có thể được cấp khi có sự chấp thuận của Cơ quan Lao động Liên bang. Thông thường, cơ quan đại diện ngoại giao sẽ thực hiện việc xin chấp thuận này. Nếu thỏa mãn các điều kiện, Quý vị sẽ được cấp thị thực quốc gia có thời hạn cố định. Trong thời gian này, Quý vị phải nộp đơn xin cấp giấy phép cư trú dài hạn tại Sở Ngoại kiều nơi Quý vị sinh sống.
* Điều này không áp dụng nếu Quý vị được hưởng quyền tự do đi lại theo luật pháp Châu Âu. Công dân của các nước thuộc Liên minh Châu Âu, Na Uy, Iceland, Liechtenstein và Thụy Sĩ được hưởng quyền tự do đi lại này; các công dân này có thể nhập cảnh vào Đức mà không cần thị thực và không cần xin giấy phép lao động. Các thành viên gia đình đi cùng họ và mang quốc tịch của nước thứ ba thường cần có thị thực nhập cảnh theo thủ tục đơn giản hóa và cũng được hưởng các quyền ưu tiên sau khi nhập cảnh tương tự như các thành viên gia đình có quyền tự do đi lại.
** Nếu Quý vị là công dân của Úc, Anh, Israel, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, New Zealand và Hoa Kỳ, Quý vị có thể nhập cảnh mà không cần thị thực. Quý vị có thể nộp đơn xin giấy phép cư trú tại Sở Ngoại kiều nơi Quý vị cư trú ở Đức trong tương lai. Nếu Quý vị muốn làm việc ngay sau khi nhập cảnh hoặc bắt đầu làm việc trước khi nhận được giấy phép cư trú thì Quý vị cần xin cấp thị thực cho phép làm công việc này.
Có sự khác biệt giữa nhân lực có tay nghề và nhân lực được đào tạo hàn lâm. Chứng chỉ đào tạo của nước ngoài phải được công nhận tại Đức. Người lao động đã được đào tạo nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nghề đủ tiêu chuẩn mà thời gian đào tạo ít nhất là hai năm theo quy định pháp luật Đức.
Nhân lực được đào tạo hàn lâm phải có bằng đại học được công nhận hoặc văn bằng tương đương với bằng đại học của Đức. Những người lao động này chỉ có thể đảm nhận các công việc có trình độ.
Là nhân lực có tay nghề, Quý vị có thể được cấp giấy phép cư trú để làm việc nếu:
- Văn bằng của Quý vị đã được công nhận*;
- Quý vị đã nhận được một lời mời làm việc cụ thể. Quý vị cần đề nghị bên sử dụng lao động tương lai điền vào mẫu tờ khai “Erklärung zum Beschäftigungsverhältnis“ **;
- Quý vị đã nhận được giấy phép hành nghề (hoặc đã được đảm bảo điều này), nếu Quý vị muốn làm việc trong các lĩnh vực có quy định về chứng chỉ nghề*** (ví dụ như trong lĩnh vực y tế);
- Quý vị đáp ứng được tất cả các điều kiện theo quy định của luật nhập cư, ví dụ như hộ chiếu hợp lệ, sinh kế được bảo đảm, v.v.
Quý vị chỉ nên nộp đơn xin cấp thị thực khi đã đáp ứng tất cả các yêu cầu và có thể nộp đầy đủ các giấy tờ. Nếu văn bằng của Quý vị chưa được công nhận thì đơn xin cấp thị thực của Quý vị sẽ không được xét duyệt.
* Nếu Quý vị đã tốt nghiệp đào tạo nghề hoặc đại học tại Đức thì việc xin công nhận văn bằng là không cần thiết. Có nhiều cơ quan khác nhau phụ trách việc công nhận văn bằng nước ngoài. Quý vị có thể tham khảo thông tin tại:
- www.make-it-in-germany.com
- www.Anerkennung-in-Deutschland.de
- Đường dây nóng “Làm việc và Sinh sống tại Đức“: +49 30 1815 - 1111
- Zentralstelle für ausländisches Bildungswesen
Nếu Quý vị có bằng đại học và muốn làm việc trong các lĩnh vực không có quy định về chứng chỉ nghề thì chỉ cần bằng đại học của Quý vị được liệt kê trong cơ sở dữ liệu anabin là đủ. Quý vị có thể tham khảo thông tin chi tiết tại đây: https://anabin.kmk.org/anabin.html
** Quý vị có thể tải mẫu tờ khai tại đây:
Erklärung zum Beschäftigungsverhältnis
Trang bổ sung A cho mẫu tờ khai “Erklärung zum Beschäftigungsverhältnis“ (chỉ áp dụng đối với thị thực cho mục đích thực hiện thủ tục công nhận văn bằng)
Trang bổ sung B cho mẫu tờ khai “Erklärung zum Beschäftigungsverhältnis“ (chỉ áp dụng đối với thị thực cho mục đích điều chuyển nhân sự, ICT, trao đổi nhân sự)
Đối với người lao động có tay nghề, quan hệ lao động tại Đức phải thuộc diện có đóng bảo hiểm xã hội. Các trường hợp điều chuyển nhân sự được áp dụng các quy định đặc biệt.
*** Quý vị có thể tham khảo thông tin về các ngành nghề có quy định về chứng chỉ nghề tại www.anerkennung-in-deutschland.de hoặc Link. Các cơ quan cấp giấy phép hành nghề cũng quyết định việc công nhận văn bằng của Quý vị.
Quý vị có thể tham khảo thông tin về các loại thị thực có khả năng phù hợp với Quý vị tại đây: Link
Quý vị có thể xin cấp giấy phép cư trú để làm việc theo diện lao động có tay nghề nếu chương trình đào tạo nghề mà Quý vị đã hoàn thành ở nước ngoài được xác định là tương đương. Điều này có nghĩa là Quý vị cũng có thể làm việc trong các ngành nghề khác. Các công việc trợ giúp và học việc không được tính vào nhóm này mà nhất thiết phải là các công việc có tay nghề. Cơ quan Lao động Liên bang sẽ kiểm tra xem công việc đó có thuộc nhóm các công việc có tay nghề hay không.
Có. Tuy nhiên, Quý vị phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt. Nếu Quý vị không nhận được Thẻ Xanh EU và tổng tiền lương hằng năm của Quý vị thấp hơn một mức nhất định (dưới 55% mức lương tối đa đóng bảo hiểm hưu trí chung), Quý vị cần chứng minh bổ sung về việc Quý vị đã có quỹ hưu trí phù hợp. Các quyền lợi bảo hiểm hưu trí hiện có theo luật định ở quốc gia xuất thân hoặc các quốc gia khác, các quyền lợi hiện có từ bảo hiểm hưu trí tư nhân hoặc bảo hiểm nhân thọ, bất động sản hoặc các tài sản khác cũng có thể được đưa ra để chứng minh. Tùy từng trường hợp cụ thể, Cơ quan Lao động Liên bang hoặc cơ quan đại diện ngoại giao phụ trách đơn xin thị thực của Quý vị sẽ cho biết liệu Quý vị có phải nộp các giấy tờ chứng minh như vậy hay không.
Quý vị có thể nộp đơn xin giấy phép cư trú cho mục đích nghiên cứu nếu Quý vị đã ký kết thỏa thuận tiếp nhận cho một dự án nghiên cứu với một tổ chức nghiên cứu công lập hoặc tư nhân. Quý vị không cần thực hiện thủ tục đặc biệt để công nhận văn bằng của mình. Tuy nhiên, Quý vị cần có ít nhất một bằng đại học để có thể tiếp cận các chương trình tiến sĩ. Giấy phép cư trú dành cho các nhà nghiên cứu không yêu cầu nhất thiết phải có hợp đồng lao động, ví dụ: những người có học bổng cũng có thể nộp đơn xin loại giấy phép này. Nếu Quý vị cũng đáp ứng các yêu cầu đối với Thẻ Xanh EU, Quý vị có thể lựa chọn giữa thẻ này và giấy phép cư trú cho mục đích nghiên cứu.
Quý vị có thể xem thêm thông tin tại đây
Đối với các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, Quý vị không cần cung cấp bằng chứng về trình độ chuyên môn. Quý vị có thể xem thêm thông tin tại đây: Link
Không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của người lao động có tay nghề, giấy phép cư trú có thể được cấp cho các công việc được quy định trong Nghị định Việc làm. Trong danh sách này có các nghề như cán bộ quản lý doanh nghiệp, một số vị trí điều chuyển nhân sự nhất định, tài xế chuyên nghiệp, đầu bếp đặc sản, nghệ sĩ, vận động viên, một số hoạt động thực tập nhất định, nhân viên hợp đồng khoán việc... (xem thông tin tại đây).
Lao động có kinh nghiệm lâu năm, có bằng nghề hoặc bằng đại học của nước ngoài chưa được công nhận tại Đức, cũng có thể được cấp giấy phép cư trú cho mục đích lao động (xem thông tin tại đây).
Ngoài ra, công dân của một số quốc gia nhất định* có thể được cấp phép cho bất kỳ công việc nào. Nếu Quý vị muốn làm việc trong một lĩnh vực có quy định về chứng chỉ nghề, Quý vị nhất thiết phải có giấy phép hành nghề hoặc được khẳng định sẽ được cấp giấy này. Trong hầu hết các trường hợp, cần có sự chấp thuận của Cơ quan Lao động Liên bang. Thẻ ICT có thể được cấp cho các trường hợp phái cử cán bộ quản lý, chuyên gia và học viên (điều chuyển trong nội bộ công ty).
* Cụ thể là công dân của các quốc gia sau đây:
Andorra, Úc, Israel, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Monaco, New Zealand, San Marino, Hoa Kỳ (điều 26 khoản 1 Nghị định Việc làm) cũng như Albania, Bosnia và Herzegovina, Kosovo, Bắc Macedonia, Montenegro và Serbia (điều 26 khoản 2 Nghị định Việc làm).
Vợ/Chồng của người lao động có tay nghề cũng như các con chưa thành niên (tức là gia đình hạt nhân) có thể nộp đơn xin thị thực mục đích đoàn tụ gia đình. Các đơn này cũng có thể được nộp vào thời điểm người lao động có tay nghề nộp đơn xin cấp thị thực.
Với “Thẻ cơ hội”, được bắt đầu cấp từ ngày 01/06/2024, quý vị có thể lưu trú tới 12 tháng tại Đức để tìm việc làm hoặc tìm khóa học nâng cao trình độ để được công nhận bằng nghề nước ngoài.
Có 2 cách để có được “Thẻ cơ hội”: Công dân nước thứ ba có bằng chứng về việc bằng đại học hoặc bằng nghề nước ngoài của mình được công nhận toàn phần tại Đức và do vậy được coi là “Lao động lành nghề” theo điều 18 khoản 3 Luật Cư trú Đức, có thể xin cấp “Thẻ cơ hội” qua các Phòng Thị thực của Đức mà không cần thêm điều kiện đặc biệt nào khác. Đặc biệt không phải chứng minh trình độ ngoại ngữ.
Tất cả các trường hợp khác phải có bằng đại học nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp khóa học nghề ít nhất 2 năm (được nhà nước công nhận tại quốc gia nơi học tập) hoặc bằng nghề do Phòng Ngoại thương Đức tại nước ngoài (AHK) cấp. Ngoài ra, cần có trình độ tiếng Đức cơ bản (bậc A1) hoặc trình độ tiếng Anh (bậc B2). Điều đó có nghĩa là nếu đã chứng minh có kỹ năng tiếng Anh tốt thì không yêu cầu kiến thức tiếng Đức.
Nếu đáp ứng được những yêu cầu này, quý vị có thể thu thập điểm theo các tiêu chí như công nhận trình độ chuyên môn ở Đức, kỹ năng ngoại ngữ, kinh nghiệm chuyên môn, độ tuổi và mối liên hệ với nước Đức cũng như khả năng vợ/chồng của quý vị cũng xin thẻ cơ hội. Để đủ điều kiện nhận “Thẻ cơ hội”, quý vị phải đạt được ít nhất 6 điểm.
Thẻ cơ hội có thể được cấp với thời hạn giá trị tối đa 12 tháng, nếu đảm bảo được chi phí sinh hoạt trong thời gian đó. Thẻ cơ hội cho phép quý vị thử việc hoặc làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần trong thời gian lưu trú tại Đức.
Quý vị có thể xem thêm thông tin và tự thử kiểm tra xem liệu quý vị có thể nhận được thẻ cơ hội hay không tại trang web 'Make it in Germany' cũng như trên trang web của các Cơ quan đại diện Đức tại nước ngoài.
* Nếu Quý vị đã tốt nghiệp đào tạo nghề hoặc đại học tại Đức thì việc xin công nhận văn bằng là không cần thiết. Có nhiều cơ quan khác nhau phụ trách việc công nhận văn bằng nước ngoài. Quý vị có thể tham khảo thông tin tại:
- www.make-it-in-germany.com
- www.Anerkennung-in-Deutschland.de
- Đường dây nóng “Làm việc và Sinh sống tại Đức“: +49 30 1815 - 1111
- Zentralstelle für ausländisches Bildungswesen
Nếu Quý vị có bằng đại học và muốn làm việc trong các lĩnh vực không có quy định về chứng chỉ nghề thì chỉ cần bằng đại học của Quý vị được liệt kê trong cơ sở dữ liệu anabin là đủ. Quý vị có thể tham khảo thông tin chi tiết tại đây
Nếu chương trình đào tạo nghề mà Quý vị đã hoàn thành ở nước ngoài không được công nhận đầy đủ và đã xác định được các nội dung còn thiếu so với chương trình đào tạo nghề tương ứng của Đức, Quý vị có thể hoàn thành các khóa học nâng cao trình độ ở Đức để chương trình đào tạo của Quý vị được công nhận đầy đủ. Thời gian lưu trú để hoàn thành các khóa học bù kiến thức như vậy có thể kéo dài 24 tháng và có thể được gia hạn tối đa đến ba năm. Điều kiện cần thiết là trình độ tiếng Đức tối thiểu là A2. Việc làm thêm trong quá trình tham dự các khóa học như vậy là có thể nhưng bị hạn chế.
Theo chương trình gọi là “Quan hệ đối tác trong thủ tục công nhận” (Anerkennungspartnerschaft) có thể nhập cảnh vào Đức rồi mới bắt đầu làm thủ tục công nhận, nhưng được làm việc ngay từ lúc bắt đầu lưu trú. Điều kiện là trước tiên phải có bằng nghề nước ngoài được công nhận tại nước cấp bằng. Nếu chương trình đào tại nghề là của nước ngoài, thì thời gian đào tạo phải ít nhất là hai năm. Khi thiết lập quan hệ đối tác trong thủ tục công nhận, người lao động có trách nhiệm tiến hành thủ tục công nhận ngay sau khi nhập cảnh vào Đức với mục tiêu xác định bằng nghề của mình có giá trị tương đương. Đồng thời, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tạo điều kiện để người lao động có thể bù đắp những kiến thức còn thiếu (nếu có) được xác định trong quá trình công nhận. Ngoài ra, người lao động phải có kiến thức tiếng Đức ít nhất là trình độ A2. Thời gian lưu trú theo chương trình này có thể tới 3 năm.
Trong khuôn khổ các thỏa thuận giới thiệu việc làm giữa Cơ quan Lao động Liên bang và các cơ quan phụ trách lao động ở một số bang được lựa chọn dành cho một số nhóm nghề nghiệp nhất định, Quý vị có thể thực hiện thủ tục công nhận văn bằng tại Đức và làm công việc như dự định song song với quá trình này.
Có, Quý vị cũng có thể sang Đức để học nghề tại trường dạy nghề hoặc doanh nghiệp. Quý vị cũng có thể tham gia khóa học ngôn ngữ chuẩn bị cho chương trình học nghề hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Để được đào tạo nghề đúng quy định, Quý vị cần chứng minh trình độ tiếng Đức tối thiểu là B1. Sẽ không áp dụng điều này nếu các kiến thức ngôn ngữ cần thiết được học tại khóa học ngôn ngữ chuẩn bị hoặc được cơ sở giáo dục xác nhận.
Ngoài việc học nghề, người lao động được phép làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần.
Nếu không quá 35 tuổi, Quý vị cũng có thể nhập cảnh để tìm chỗ học nghề; trong trường hợp này, bên cạnh một số yêu cầu khác, Quý vị cần có trình độ tiếng Đức B1 và bằng tốt nghiệp một trường phổ thông Đức ở nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp đủ điều kiện học đại học. Thời gian lưu trú cho mục đích này tối đa là 9 tháng.
Quý vị có thể học đại học hoặc hoàn thành các khóa học chuẩn bị, ví dụ như khóa học tiếng. Ngoài thời gian học đại học, Quý vị được phép làm việc tối đa 140 ngày trong năm. Quý vị cũng có thể sang Đức để hoàn thành khóa thực tập chuẩn bị cho học đại học. Ngoài ra, Quý vị cũng có thể sang Đức trong tối đa 9 tháng để tìm trường đại học. Trong thời gian lưu trú này, được phép làm thêm tối đa 20 giờ mỗi tuần.
Nếu đã tìm được nhà tuyển dụng, Quý vị có thể ủy quyền cho họ đăng ký quy trình nhanh chóng dành cho nhân lực có tay nghề* tại Sở Ngoại kiều nơi Quý vị sẽ làm việc trong tương lai. Sở Ngoại kiều sẽ tư vấn cho bên sử dụng lao động của Quý vị và hỗ trợ họ trong việc xin công nhận văn bằng của Quý vị. Sở cũng sẽ xin chấp thuận của Cơ quan Lao động Liên bang. Các cơ quan công nhận văn bằng và Cơ quan Lao động Liên bang phải đưa ra quyết định trong thời hạn nhất định. Lệ phí cho thủ tục này là 411 Euro. Ngoài ra còn có lệ phí cho việc công nhận trình độ chuyên môn. Nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu mà có thể thẩm tra trong nước, Sở Ngoại kiều sẽ cấp văn bản chấp thuận trước và bên sử dụng lao động sẽ chuyển cho Quý vị. Sau khi nhận được văn bản này, Quý vị có thể đặt lịch hẹn tại cơ quan đại diện ngoại giao để xin cấp thị thực, việc này cần được thực hiện trong vòng ba tuần. Khi tới nộp hồ sơ, Quý vị cần xuất trình bản gốc của giấy chấp thuận trước cùng các giấy tờ khác**. Cơ quan đại diện ngoại giao thường xét duyệt đơn xin thị thực của Quý vị trong vòng ba tuần tiếp theo. Lệ phí thị thực là 75 euro.
* Quy trình nhanh chóng dành cho nhân lực có tay nghề được áp dụng với:
- người lao động có tay nghề đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề
- người lao động có tay nghề đã được đào tạo hàn lâm
- người lao động có trình độ cao
- nhà nghiên cứu/nhà khoa học
- cán bộ quản lý
- học nghề
- các chương trình công nhận trình độ nghề nghiệp của nước ngoài
- và một số việc làm nhất định khác (xem tại https://www.make-it-in-germany.com/de/fachkraefteeinwanderung-mit-dem-beschleunigten-fachkraefteverfahren-wie-funktioniert-es )
** Danh sách các giấy tờ cần nộp để xin cấp thị thực Quý vị có thể xem trên trang web của cơ quan đại diện ngoại giao tương ứng.
Thủ tục nhanh chóng dành cho nhân lực có tay nghề chỉ áp dụng cho người lao động có tay nghề và một số trường hợp tương tự. Bên sử dụng lao động của Quý vị cũng có thể nộp đơn xin chấp thuận trước từ Cơ quan Lao động Liên bang. Tuy nhiên, Cơ quan này chỉ thẩm tra các yêu cầu liên quan đến việc làm chứ không thẩm tra các yêu cầu khác để cấp thị thực. Ngay cả khi Quý vị cần hỗ trợ trong việc công nhận trình độ chuyên môn của mình thì thủ tục này cũng không phù hợp. Tuy nhiên, thủ tục này sẽ có ý nghĩa nếu Quý vị muốn làm việc tạm thời tại Đức theo diện được phái cử sang.
Quý vị có thể nhận thông tin và tư vấn:
- Qua cổng thông tin của Chính phủ Liên bang dành cho người lao động nước ngoài có tay nghề Make it in Germany,
- Qua cổng thông tin của Chính phủ Liên bang về quy trình công nhận văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của nước ngoài,
- Tại bộ phận tư vấn về công nhận văn bằng qua đường dây nóng “Làm việc và Sinh sống tại Đức“ trực tuyến hoặc qua điện thoại số +49 30 1815 - 1111,
- Tại Trung tâm Dịch vụ về Công nhận chứng chỉ nghề nghiệp (ZSBA) (kể từ 01.03.2020) và
- Tại các văn phòng tư vấn tại nước ngoài (ví dụ như dịch vụ tư vấn về công nhận văn bằng trong khuôn khổ chương trình Pro Recognition tại các Phòng Công nghiệp và Thương mại, danh sách có tại đây).
- Nộp hồ sơ trực tuyến
Quý vị có thể nộp hồ sơ xin cấp thị thực trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công tại nước ngoài (Auslandsportal). Quý vị sẽ nhận được phản hồi trước về việc hồ sơ của quý vị đã đầy đủ hay chưa. Quý vị có thể trực tiếp điều chỉnh và chỉnh sửa hồ sơ.
Cuộc hẹn của quý vị tại Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Đức sau đó sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả: Quý vị trình các giấy tờ bản chính, cung cấp thông tin sinh trắc (dấu vân tay và ảnh) và trả lệ phí.
Nộp hồ sơ trực tuyến ngay trên Cổng Dịch vụ công tại nước ngoài.
- Nộp trực tiếp hồ sơ bản cứng
Quý vị cũng có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Đức. Xin lưu ý: Số lượng lịch hẹn nộp hồ sơ trực tiếp thường hạn chế và việc nộp hồ sơ trực tuyến mang lại những lợi ích cho quý vị như nêu ở trên.
Có, quý vụ có thể nộp hồ sơ trực tuyến. Quý vị có thể tải giấy tờ của mình theo từng bước lên Cổng Dịch vụ công tại nước ngoài (Auslandsportal) và tạm thời lưu dữ liệu của mình trên đó. Sau khi gửi hồ sơ trực tuyến, quý vị sẽ nhận được phản hồi về việc hồ sơ của quý vị đã đầy đủ hay chưa. Quý vị có thể trực tiếp điều chỉnh và chỉnh sửa hồ sơ.