Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Bộ phận kiểm tra học vấn (APS) tại Hà Nội

Das Foto zeigt das Brandenburger Tor in Berlin mit Quadriga.

Berlin, Brandenburger Tor, © Colourbox

Bài viết

Bạn muốn học đại học tại Đức? Bộ phận kiểm tra học vấn (APS) tại Đại sứ quán Đức Hà Nội sẽ thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức hay không và thẩm tra các kết quả học tập, bằng cấp đã cấp tại Việt Nam.

APS là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. APS thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập. Thủ tục này được áp dụng từ ngày 01 tháng 1 năm 2007 đối với tất cả các sinh viên muốn bắt đầu học đại học ở Đức từ học kỳ mùa đông năm 2007.

Sau khi thẩm tra, nếu sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ hay chứng nhận này là một trong những điều kiện để được nhập học tại một trường đại học của Đức. Các chứng chỉ và giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.

APS chia thành các nhóm sau:

  1. Tất cả các sinh viên Việt Nam sẽ theo học đại học ở Đức (những người vừa tốt nghiệp THPT và đỗ vào đại học, những người chưa tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, những người đã tốt nghiệp cao đẳng) - các thông tin tiếp theo có trong hướng dẫn „Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học tại Đức
  2. Tất cả các sinh viên Việt Nam muốn tiếp tục học tập tại Đức sau khi đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam (để lấy bằng đại học thứ hai, lấy bằng thạc sĩ,hay tham gia các khóa đào tạo sau đại học) - các thông tin tiếp theo có trong hướng dẫn „Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học sau đại học tại Đức
  3. Các sinh viên học các ngành học thuần túy nghệ thuật (ví dụ dương cầm, múa, hội họa) - các thông tin tiếp theo trong hướng dẫn „APS cho Nghệ sĩ“
  4. Những người đang sinh sống ở Đức trong khuôn khổ đoàn tụ gia đình nay muốn theo học đại học tại Đức - các thông tin tiếp theo trong hướng dẫn „APS – Deutschland-Verfahren“
  5. Đối với các chương trình đối tác dành cho các trường đại học Đức và Việt Nam thì có thể thực hiện các thủ tục khác với thủ tục Việt Nam thông thường. Ở đây có sự phân biệt giữa  1.Chương trình quan hệ đối tác, 2. Chương trình đặc biệt và 3. Chương trình trao đổi, theo đó mỗi chương trình phải đáp ứng những điều kiện khác nhau  –  Các thông tin tiếp theo trong hướng dẫn APS Chương trình quan hệ đối tác, Chương trình đặc biệt và Chương trình trao đổi.

APS không thẩm tra các văn bằng cũng như giấy tờ học do các trường đại học nước ngoài (không phải Việt Nam) cấp.

Sinh viên có văn bằng do trường đại học nước ngoài (không phải Việt Nam) cấp có thể nộp hồ sơ thẳng sang các trường đại học ở Đức mà không cần qua thủ tục APS. Đối với sinh viên vừa có bằng đại học Việt Nam vừa có bằng Thạc sĩ nước ngoài thì việc bằng đại học Việt Nam có phải thẩm tra APS hay không sẽ tùy theo yêu cầu của trường đại học tại Đức mà sinh viên ứng tuyển.

Việc đánh giá và thẩm định văn bằng, giấy tờ học do trường đại học nước ngoài (không phải Việt Nam) cấp sẽ được căn cứ vào điều kiện du học Đức được quy định cho chính đất nước có trường đại học đã cấp văn bằng học tập mà sinh viên nộp.

Tất cả những người xin du học đã nhận được một học bổng từ công quỹ của CHLB Đức (ví dụ như của DAAD hoặc từ Quỹ của một Tổ chức chính trị Đức) hay của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam - MOET - được chuyên gia Đức thống nhất với Đại sứ quán Đức hoặc DAAD lựa chọn ở Việt Nam, những người sẽ sang làm luận án tiến sĩ tại một trường đại học Đức không cần qua thủ tục APS.

APS thẩm tra cái gì?

APS khẳng định, liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức hay không bằng cách

  1. thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp
  2. kiểm tra liệu sinh viên có đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học ở Đức và
  3. nếu sinh viên hội đủ điều kiện thì mời sinh viên đến phỏng vấn (chỉ đối với các đối tượng học sau đại học).

Những sinh viên sẽ theo học đại học ở Đức và vẫn chưa có bằng tốt nghiệp đại học của Việt Nam phải qua bài thi viết TestAS. TestAS là một kỳ thi tập trung và chuẩn mực nhằm xác định năng lực học tập của sinh viên nước ngoài. Sinh viên có thể lựa chọn thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Đề nghị mỗi sinh viên tự truy cập các trang Web của các trường đại học Đức hoặc liên hệ với các phòng phụ trách sinh viên quốc tế để tìm hiểu về những điều kiện nhập học cụ thể đối với khóa học mà mình định theo. Các thông tin tiếp theo cho đối tượng này có trong hướng dẫn „Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học tại Đức

Những sinh viên muốn học cao học hoặc học lấy bằng đại học thứ hai tại Đức sẽ phải qua phỏng vấn. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 15 phút, sinh viên sẽ được hỏi về những kiến thức mình đã học. Bằng cách đó APS thẩm tra xem những kiến thức sinh viên thể hiện có tương xứng với bằng cấp mà sinh viên đã trình ra hay không.

Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn về các môn mình đã học, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ tiếng Đức hoặc tiếng Anh ở trình độ cơ bản từ khá đến giỏi và phải có một vốn từ chuyên ngành cơ bản.

Nếu kết quả phỏng vấn/thẩm tra  đạt, sinh viên sẽ nhận được 10 chứng chỉ/chứng nhận bản gốc. Với các chứng chỉ/chứng nhận này sinh viên có thể làm thủ tục xin nhập học tại các trường đại học Đức và sau khi có giấy nhập học của một trường đại học, sinh viên có thể nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh. Nếu 10 chứng chỉ/chứng nhận vẫn chưa đủ, sinh viên có thể nộp vào tài khoản của Đại sứ quán Đức 20 đô la Mỹ và gửi hóa đơn đến APS xin cấp thêm 10 chứng chỉ/chứng nhận nữa.

Thủ tục của APS về cơ bản diễn ra như sau:

1. Thẩm tra hồ sơ

2a. Phỏng vấn (chỉ có trong Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học sau đại học)

2b. Thi TestAS (chỉ có trong Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học, chưa có bằng đại học)

3. Cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận APS

Các cuộc phỏng vấn dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam muốn qua Đức tiếp tục học diễn ra hai kỳ mỗi năm vào tháng 5 và tháng 11 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Phải nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho APS chậm nhất là cuối tháng 2 (cho kỳ phỏng vấn tháng 5) hoặc cuối tháng 8 (cho kỳ phỏng vấn tháng 11).

Đối với các thủ tục không kèm phỏng vấn, hồ sơ có thể nộp hoặc gửi qua bưu điện đến APS bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.

Thời gian APS giải đáp thắc mắc qua điện thoại: từ 14h00 đến 15h00, từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần.

APS, 29 Trần Phú, Ba Đình

Hà Nội

Điện thoại:                  +84 24 32673361

Email                      

Trang Web:                 www.vietnam.diplo.de

Địa chỉ liên hệ xin tư vấn du học:

Văn phòng DAAD tại Hà Nội          

Trung tâm Việt-Đức                         

Đại học Bách Khoa Hà Nội              

Đại Cồ Việt/Trần Đại Nghĩa

Hà Nội

Điện thoại: +84 4 38683773            

eMail                 

Các đường Link cung cấp thông tin du học:       

www.daad.de                                                           

www.daadvn.org

www.studienkollegs.de                                

www.testas.de                      


 

Quay về đầu trang