Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!
Chính phủ Đức và tổ chức IOM hợp tác nhằm tăng cường khả năng của doanh nghiệp trong vấn đề di cư lao động và hành vi kinh doanh có trách nhiệm ở Việt Nam
Deutsche Generalkonsulin, Dr. Josefine Wallat und Frau Mihyung Park, Missionschefin der IOM Vietnam bei der Unterzeichnungszeremonie am 30.03.2021./ Bà Tổng Lãnh Sự Đức, Tiến sĩ Josefine Wallat và bà Mihyung Park, Trưởng Phái đoàn IOM Việt Nam tại buổi lễ ký kết ngày 30.03.2021., © GK Ho-Chi-Minh-Stadt
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Ngày 30/03/2021, Tổng Lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã kí kết thỏa thuận triển khai dự án mới ở Việt Nam: „Tăng cường khả năng của doanh nghiệp trong việc đối phó nạn lao động ép buộc và rủi ro buôn người trong chuỗi cung ứng quốc tế“. Dự án hướng tới đẩy mạnh khả năng doanh nghiệp trong việc tôn trọng, tăng cường và khắc phục quyền con người và quyền lợi lao động cho người lao động nam và nữ, bao gồm cả lao động nhập cư, trong chuỗi cung ứng quốc tế.
Việc tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đã đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, giúp họ có thêm thị trường, mở rộng hoạt động, tạo thêm nhiều giá trị và gia tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội này cũng là sự tăng lên của trách nhiệm. Những quy định mới trong đạo đức kinh doanh, trong việc thu mua và trong vấn đề hợp đồng thương mại và thỏa thuận đầu tư đã làm tăng lên sư yêu cầu tuân thủ các chuẩn mực xã hội cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn ra thị trường thế giới.
Trong hoàn cảnh này, điều tiên quyết đó là doanh nghiệp phải hiểu được những tiêu chuẩn quốc tế về kinh doanh và nhân quyền, hiểu việc những nhóm lao động khác nhau có thể bị tổn thương, hiểu cách để nhận diện lao động bị ép buộc và rủi ro buôn người, và phát triển các giải pháp để giải quyết các vấn đề này. Điều này trở nên đặc biệt quan trọng trong tình huống thế giới đã bước sang năm COVID-19 thứ hai. Vun đắp cho khả năng phục hồi trong vận hành và cung ứng thông qua những hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, liên tục thẩm định và có những kế hoạch duy trì kinh doanh linh hoạt có thể giúp doanh nghiệp phục hồi tốt hơn và giảm thiểu được những gián đoạn tốn kém.
Vì mục tiêu này, sau khi đã tham vấn từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và tư nhân, IOM sẽ thí điểm một chương trình đào tạo online hành vi kinh doanh có trách nhiệm, tập trung vào việc ngăn chặn nạn lao động ép buộc và rủi ro buôn người trong vận hành và cung ứng thông qua việc hiểu được điểm dễ bị tổn thương của người lao động, bao gồm lao động nhập cư. Sao chương trình thí điểm, chương trình đào tạo online này sẽ trở thành một nguồn mở dễ dàng truy cập bởi tất cả những ai quan tâm, muốn học và cải tiến hệ thống quản lý của họ.
Trong lễ ký kết, bà Mihyung Park, Trưởng Phái đoàn của IOM Việt Nam đã nhấn mạnh: „Trong nền kinh tế ngày càng hội nhập hơn với những người tiêu dùng có ý thức, rất cần thiết cho doanh nghiệp phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong chuỗi vận hành của họ và trong chuỗi cung ứng mở rộng. Vì lợi ích của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải cung cấp môi trường làm việc thích hợp, đảm bảo quyền lao động và quyền con người của lao động nam lẫn nữ, bao gồm lao động nhập cư. Đổi lại, doanh nghiệp có trách nhiệm sẽ nhận được cơ hội đảm bảo mối quan hệ với khách hàng, khả năng tiếp cận vốn, tăng năng suất lực lượng lao động, tỷ lệ dao động thấp hơn và giảm rủi ro thiệt hại về uy tín, tài chính và pháp lý. IOM rất vui mừng trước sự hợp tác mới này và sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ở địa phương, khu vực lẫn quốc tế để đảm bảo quyền lợi của tất cả người lao động, đặc biệt lao động nhập cư, trong chuỗi cung ứng quốc tế“.
Bà Tiến Sĩ Josefine Wallat, Tổng Lãnh sự của CHLB Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Người tiêu dùng thời nay muốn chắc chắn rằng sản phẩm họ mua đã được sản xuất theo tiêu chuẩn đạo đức và sinh thái cao nhất. Tổng Lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh rất vui được đồng hành với IOM trong việc nâng cao khả năng nhận thức của người tiêu dùng, nhà sản xuất và những nạn nhân tiềm năng của nạn buôn người. Dự án này hỗ trợ cho điều luật quốc gia gần đây của Đức nhằm tăng cường tính minh bạch trong các chuỗi cung ứng quốc tế“.
Dự án được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Đức và sẽ được triển khai trong khuôn khổ sáng kiến Trách nhiệm doanh nghiệp trong việc loại bỏ nô lệ và buôn người (CREST) của IOM.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên lạc bà Anastasia Vynnychenko, cán bộ dự án của IOM Việt Nam, số điện thoại: (028) 3822 2057, e-mail: