Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

“Nước Đức – châu Âu – châu Á: cùng kiến tạo thế kỷ 21”: Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức thông qua Định hướng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Bài viết

Trong những năm qua tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã gia tăng đáng kể. Giờ đây Chính phủ Liên bang đặt ra định hướng cho chính sách trong tương lai của mình đối với những quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tại sao nước Đức cần một chiến lược đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

German Government policy guidelines on the Indo-Pacific region
German Government policy guidelines on the Indo-Pacific region© AA

Hơn một nửa dân số toàn cầu sống trong những nước được tạo dấu ấn bởi Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trong những thập niên vừa qua những nước như Việt Nam, Trung Quốc hoặc Ấn Độ đã có một nhịp độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ: cho đến nay khu vực này đóng góp gần 40% GDP toàn cầu. Với sự trỗi dậy của châu Á, tầm quan trọng về kinh tế và chính trị của khu vực này cũng gia tăng. Đồng thời sự cạnh tranh chiến lược đối với việc gây ánh hưởng lên khu vực này cũng tăng theo. Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở thành yếu tố then chốt đối với việc định hình trật tự quốc tế trong thế kỷ 21.

Những dịch chuyển lực lượng mang tính chất địa chính trị trong Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng có những tác động trực tiếp lên nước Đức: Các nền kinh tế ở châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương kết nối chặt chẽ với nhau thông qua các chuỗi cung ứng toàn cầu. Những tuyến thương mại quan trọng đi qua Ấn Độ Dương, biển Đông và Thái Bình Dương. Nếu những xung đột trong khu vực này ảnh hưởng đến an ninh và ổn định tại đó, thì điều đó cũng gây ra hậu quả đối với Đức.

Chính vì thế Chính phủ Liên bang muốn mở rộng hợp tác với những nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhân dịp Chính phủ Liên bang thông qua định hướng này Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Heiko Maas tuyên bố:


Sự thịnh vượng của chúng ta và tầm ảnh hưởng địa chính trị của chúng ta trong những thập niên tới sẽ phụ thuộc vào việc, chúng ta hợp tác với các nước của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như thế nào. Khu vực đó là nơi quyết định hơn bất cứ nơi nào khác việc định hình trật tự quốc tế dựa trên quy tắc trong tương lai. Chúng ta muốn cùng kiến tạo trật tự này, để trật tự này dựa trên các quy tắc và hợp tác quốc tế và không dựa trên luật lệ của kẻ mạnh.

Những mục tiêu của định hướng

Với chiến lược này nước Đức tham gia tích cực vào việc kiến tạo trật tự quốc tế trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đại dịch Covid-19 và những tác động của nó đã một lần nữa cho thấy: Chúng ta đối mặt với những thách thức trên toàn cầu và chỉ có thể vượt qua được những thách thức đó, nếu chúng ta hợp tác với tư cách là các quốc gia. Vì thế một mục tiêu quan trọng là tăng cường các cơ cấu hợp tác quốc tế - đặc biệt là Hiệp hội các nước ASEAN, mà với hiệp hội đó nước Đức cũng muốn hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai.Với chiến lược này nước Đức tham gia tích cực vào việc kiến tạo trật tự quốc tế trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đại dịch Covid-19 và những tác động của nó đã một lần nữa cho thấy: Chúng ta đối mặt với những thách thức trên toàn cầu và chỉ có thể vượt qua được những thách thức đó, nếu chúng ta hợp tác với tư cách là các quốc gia. Vì thế một mục tiêu quan trọng là tăng cường các cơ cấu hợp tác quốc tế - đặc biệt là Hiệp hội các nước ASEAN, mà với hiệp hội đó nước Đức cũng muốn hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai.

Một trong những thách thức lớn nhất toàn cầu – nhưng cũng chính là trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và chống ô nhiễm các đại dương. Về điểm này Chính phủ Liên bang muốn cùng với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tìm kiếm những giải pháp chung.

Có nhiều lĩnh vực nước Đức muốn hợp tác mạnh mẽ hơn với các nước trong khu vực – như tăng cường nhà nước pháp quyền và các quyền con người, cũng như trao đổi văn hóa, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong đó lĩnh vực chính sách an ninh có một vai trò đặc biệt.

Quan hệ kinh tế cũng cần phải được mở rộng – như thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do của EU với các nước khác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong đó cũng cần phải tránh sự phụ thuộc vào một phía bằng việc đa dạng hóa các quan hệ đối tác. Những chủ đề khác là số hóa, kết nối hoặc các công nghệ hướng tới tương lai – những vấn đề quan trọng đối với năng lực cạnh tranh trên toàn cầu của nước Đức. Trong đó có cả cuộc đàm luận xã hội về tự do tiếp cận thông tin và bảo vệ trước những thông tin sai lệch.

Với định hướng này Chính phủ Liên bang đặc biệt còn muốn thúc đẩy một chiến lược châu Âu đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chính vì thế chiến lược này đề cập đến những tiền đề chính sách của châu Âu và đề ra những điểm kết nối cho một quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn kể cả trên bình diện EU.

Thông tin liên quan:

German Government policy guidelines on the Indo-Pacific Region (in German)

German Government policy Guidelines on the Indo-Pacific Region (in English)

Asia in German foreign policy

Quay về đầu trang