Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Thị thực cho con vị thành niên đoàn tụ gia đình với cha/mẹ có quyền nuôi dưỡng

The photo depicts a father, daughter, son and mother sitting on the floor in front of a sofa.

Family of four, © Colourbox

Bài viết

Các giấy tờ cần nộp để xin cấp thị thực:

Đề nghị Quý vị nộp bản gốc kèm một bản photo thông thường của các giấy tờ sau. Đề nghị Quý vị soạn các giấy tờ photo thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Quý vị sẽ nhận lại các giấy tờ gốc sau khi hồ sơ được xét duyệt xong.

Đề nghị Quý vị nộp kèm bản dịch tiếng Đức của tất cả các giấy tờ không bằng tiếng Đức (trừ các giấy tờ bằng tiếng Anh).

Đề nghị Quý vị sắp xếp các bộ hồ sơ theo thứ tự sau đây:

1. Đơn xin thị thực dài hạn được khai đầy đủ và có chữ ký của người đặt đơn (Online-Antragsformular „VIDEX“)

2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học (45mm x 35mm) (Fotomustertafel)

Đề nghị chỉ dán một ảnh lên đơn xin thị thực, ảnh còn lại để rời.

3. Hộ chiếu còn hiệu lực (hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu được công nhận)

4. Giấy khai sinh của trẻ em đã được hợp pháp hóa lãnh sự (Xem hướng dẫn về hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Việt Nam)

5. Giấy xác nhận thông tin cư trú mới nhất của trẻ em do cơ quan công an địa phương cấp

6. Bản photo hộ chiếu của cha/mẹ đang sinh sống tại Đức (hoặc của hai cha mẹ nếu cả hai đang sinh sống tại Đức)

7. Bản photo giấy phép cư trú của cha/mẹ đang sinh sống tại Đức (hoặc của hai cha mẹ nếu cả hai đang sinh sống tại Đức)

8. Giấy xác nhận nơi ở hiện tại của cha/mẹ đang sinh sống tại Đức (hoặc của hai cha mẹ nếu cả hai đang sinh sống tại Đức)

9. Nếu phù hợp: Bằng chứng về việc cha hoặc mẹ là người duy nhất có quyền nuôi dưỡng

Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận quyền nuôi dưỡng chung của cha mẹ. Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp ly hôn, vì quyền nuôi dưỡng sau khi ly hôn không được xem xét giải quyết mà chỉ có các thỏa thuận về việc trông nom và nuôi dưỡng con. Thông thường, việc “chuyển giao quyền nuôi dưỡng“ sau đó cũng không thay đổi được điều này.

Trong trường hợp cha/mẹ tại Đức là người duy nhất có quyền nuôi dưỡng thì cần nộp giấy chứng tử, văn bản tuyên bố về việc người cha/mẹ kia mất tích hoặc quyết định của tòa án về quyền nuôi dưỡng đã được hợp pháp hóa lãnh sự (Xem hướng dẫn về hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Việt Nam).

Ngoại lệ: Đối với trẻ em là con ngoài giá thú mà trong giấy khai sinh không có thông tin của người cha thì người mẹ không cần nộp thêm giấy tờ để chứng minh là người duy nhất có quyền nuôi dưỡng.

10. Nếu phù hợp: Bản tuyên bố đồng ý của bên cha, mẹ cũng có quyền nuôi dưỡng

Trong trường hợp cha mẹ sống ly thân và người con chỉ sang đoàn tụ với một người thì người cha/mẹ cũng có quyền nuôi dưỡng còn lại phải có tuyên bố đồng ý.

Bản tuyên bố đồng ý phải được chứng thực chữ ký. Thủ tục chứng thực có thể được thực hiện

10. Nếu phù hợp: Bản tuyên bố đồng ý của cha/mẹ có cùng quyền nuôi dưỡng

Trong trường hợp cha mẹ sống ly thân và người con chỉ sang đoàn tụ với một người thì người cha/mẹ có cùng quyền nuôi dưỡng còn lại phải có tuyên bố đồng ý.

Bản tuyên bố đồng ý phải được chứng thực chữ ký. Thủ tục chứng thực có thể được thực hiện

  • tại Việt Nam: tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng Lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh (xem thêm tại đây: Thủ tục công chứng bản sao, chứng thực chữ ký)
  • tại Đức: tại cơ quan có thẩm quyền của Đức, văn phòng công chứng hoặc Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin
  • tại một nước khác: tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Đức có thẩm quyền ở nước sở tại; chứng thực chữ ký của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam bên ngoài nước Đức sẽ không được công nhận.

Đề nghị Quý vị sử dụng mẫu giấy tuyên bố đồng ý sau đây: Mẫu giấy tuyên bố

11. Nếu phù hợp: Chứng nhận về trình độ ngôn ngữ

Người chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên phải chứng minh có trình độ tiếng Đức tốt (bậc C1) bằng chứng chỉ ngôn ngữ được công nhận.

Các chứng chỉ được công nhận hiện nay gồm:

  • Chứng chỉ tiếng Đức của Viện Goethe
  • Chứng chỉ tiếng Đức của telc GmbH
  • Chứng chỉ tiếng Đức của Áo ÖSD
  • “TestDaF“ của Viện TestDaF (trực thuộc Đại học từ xa Hagen và Đại học tổng hợp Ruhr Bochum, trình độ để tham dự kỳ thi là từ B2 trở lên)
  • Chứng chỉ tiếng Đức của Trung tâm khảo thí ECL

Ngoại lệ 1: Nếu con và cả hai cha mẹ hoặc cha/mẹ có quyền nuôi dưỡng duy nhất cùng chuyển sang Đức sinh sống thì không cần chứng minh trình độ tiếng Đức. Điều này cũng được áp dụng khi con chỉ cùng cha hoặc mẹ có quyền nuôi dưỡng chuyển sang Đức sinh sống và người cha/mẹ còn lại đã tuyên bố đồng ý.

Ngoại lệ 2: Nếu người cha/mẹ sinh sống tại Đức hoặc vợ/chồng của người này có một trong các loại giấy phép cư trú dưới đây, thì con cũng không cần chứng minh trình độ tiếng Đức:

  • Giấy phép định cư (Niederlassungserlaubnis) theo § 18c đoạn 3 Luật Cư trú
  • Thẻ Xanh EU
  • Thẻ luân chuyển trong nội bộ công ty (ICT-Karte/Mobiler-ITC-Karte)
  • § 18a, § 18b khoản 1, § 18d hoặc § 18f Luật Cư trú
  • § 19c khoản 1 Luật Cư trú, theo diện cán bộ lãnh đạo, chuyên gia doanh nghiệp, nhà khoa học hoặc thành viên nhóm nghiên cứu
  •  § 19c khoản 2 hoặc đoạn 4 Luật Cư trú
  • § 21 Luật Cư trú

12. Bảo hiểm y tế cho toàn bộ thời hạn của thị thực.

Chỉ nộp chứng nhận bảo hiểm này, khi thị thực có khả năng được cấp. Phòng Thị thực sẽ thông báo cho Quý vị qua điện thoại.

Lưu ý quan trọng: Tùy từng trường hợp, có thể chúng tôi sẽ cần thêm các giấy tờ khác của Quý vị để đưa ra quyết định cuối cùng về đơn xin thị thực của Quý vị.

Quý vị lưu ý: Nếu trẻ em xin sang đoàn tụ với một thành viên gia đình mà người này đang xin thị thực theo diện lao động có chuyên môn thì các đơn xin thị thực phải được nộp chung qua VFS.

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả thông tin trong hướng dẫn này dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của Cơ quan đại diện ngoại giao tại thời điểm ban hành. Không thể căn cứ vào hướng dẫn này để đưa ra khiếu nại pháp lý.

Chúng tôi không thể đảm bảo với Quý vị rằng hồ sơ xin cấp thị thực sẽ được giải quyết trong một thời hạn nhất định, bởi hồ sơ xin cấp loại thị thực này cần có sự chấp thuận của Sở Ngoại kiều có thẩm quyền tại Đức. Việc xử lý hồ sơ thường kéo dài ít nhất 6 tuần; phần lớn các hồ sơ được giải quyết trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp riêng biệt, việc xử lý hồ sơ cũng có thể lâu hơn.

Quay về đầu trang