Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Tham vấn xây dựng chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với lộ trình hướng đến phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050

Consultation Workshop on the Draft National Climate Change Strategy (NCCS) to 2050

Consultation Workshop on the Draft National Climate Change Strategy (NCCS) to 2050, © UNDP

Bài viết

Hôm nay, tại Hà Nội Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ông Lê Công Thành cùng với Trưởng Đại thường trú của UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen, và Đại biện lâm thời, Weert Börner Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, ông Weert Börner đồng chủ trì Hội thảo tham vấn Dự thảo Chiến lược Quốc gia về Biến đổi Khí hậu đến năm 2050.

Thứ trưởng Lê Công Thành nhận định: Dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 phản ánh sự chuyển đổi về chất trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, thể hiện lộ trình để hiện thực hoá cam kết của Việt Nam tại COP26, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra nhằm đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Chargé d'Affaires of German Embassy in Hanoi Mr. Weert Börner
Chargé d'Affaires of German Embassy in Hanoi Mr. Weert Börner© UNDP

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Weert Börner nhấn mạnh:

Với việc hoàn thành Dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” chỉ 5 tháng sau COP26, Chính phủ Việt Nam tiếp tục gửi đi thông điệp mạnh mẽ về tham vọng khí hậu”. Ông Weert Börner khẳng định: “Chính phủ Đức quyết tâm tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi cần thiết để đạt mức phát thải ròng bằng “0” theo hướng công bằng và bền vững.

Dự thảo Chiến lược là chính sách đầu tiên ở Việt Nam vạch ra lộ trình về cách thức đạt được sự trung hòa về khí hậu vào giữa thế kỷ này thông qua nỗ lực liên ngành, đưa ra quan điểm dài hạn về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Các đại biểu đều đánh giá cao Bộ TNMT đã nhanh chóng đưa các cam kết tại COP26 vào dự thảo Chiến lược, đồng thời chia sẻ ý kiến đóng góp, đưa ra kiến nghị và quan điểm về nhiều khía cạnh nội dung. Các ý kiến đóng góp nhất trí về sự cần thiết phải đảm bảo nhất quán với các chiến lược và chính sách quốc gia khác cũng như yêu cầu cấp bách đưa Chiến lược đi vào thực hiện.

Quá trình xây dựng dự thảo Chiến lược nhận được sự hỗ trợ của UNDP, dự án Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) do Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Liên bang Đức (BMWK) ủy quyền, và Nhật Bản.

 

Quay về đầu trang