Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!
Bảo tồn, phục hồi cổng, bình phong, non bộ kết hợp đào tạo kỹ thuật chuyên sâu tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế
Inauguration of the project “Conservation and restoration of the gate, front screen and pond of Phung Tien Temple at Hue Imperial City, © CGRV
Với tuổi đời gần 200 năm và được thiết kế theo các nguyên tắc về phong thủy, công trình này là một trong những bằng chứng quý giá nhất về kiến trúc được bảo tồn nguyên bản từ thời kỳ đầu của Hoàng thành.
ĐỐI TƯỢNG CỦA DỰ ÁN
Với tuổi đời gần 200 năm và được thiết kế theo các nguyên tắc về phong thủy, công trình này là một trong những bằng chứng quý giá nhất về kiến trúc được bảo tồn nguyên bản từ thời kỳ đầu của Hoàng thành. Không giống như ngôi chính điện đã bị hủy hoại vào năm 1947, những công trình kiến trúc này đã đứng vững qua thử thách của thời gian.
Chiếc cổng cổ điển hướng về phía nam được thiết kế theo lối tam quan: Lối giữa được dành cho hoàng đế. Vì vậy nó có kích thước lớn hơn hai lối hai bên và có ba lớp mái chồng lên nhau được phủ vữa màu vàng. Hai lối bên trái và bên phải được dành cho các thành viên khác của triều đình. Hai lối này nhỏ hơn và mỗi lối có hai mái chồng màu đỏ. Một bộ 24 cái chuông gió được treo trên các mái cong vút để mời gọi thần linh và xua đuổi tà ma.
Ngay phía sau chiếc cổng là một bức tường dài, gọi là Bình Phong. Theo triết lý phong thủy, công trình này giúp cản bớt hỏa khí và hỏa phong từ hướng nam, và ngăn cản những thứ khí chẳng lành (đi kèm với hỏa phong) xâm nhập vào ngôi điện.
Phía sau Bình Phong là một bể nước lớn có kiến trúc phong cảnh gồm các khối đá và cây cảnh. Nó nằm đối diện điện Phụng Tiên và làm hài hòa cảnh quan.
Cổng và Bình Phong mang phong cách kiến trúc cung đình đặc trưng, được trang trí với vữa màu và vẽ bằng kỹ thuật fresco, bao gồm khảm, men, sứ, hình đắp nổi và các bức vẽ.
DỰ ÁN
Mục tiêu của dự án là bảo tồn và phục hồi công trình theo các tiêu chuẩn của UNESCO. Dự án sẽ sử dụng vật liệu và công nghệ xây dựng truyền thống, đồng thời bổ sung những vật liệu và phương pháp bảo tồn hiện đại. Trọng tâm của dự án là phát triển và áp dụng phương pháp phục hồi chân xác đối với kỹ thuật fresco và khối kiến trúc có kết cấu vữa màu.
Dự án và chương trình đào tạo lồng ghép sẽ được thực hiện bởi nhân viên các công ty tu bổ di tích và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cũng như những người thợ thủ công địa phương. Mục tiêu là phát triển và củng cố kiến thức thực hành và lý thuyết của các đơn vị liên quan trong lĩnh vực bảo tồn và phục hồi các công trình di tích tại Huế. Trong khuôn khổ dự án, hoạt động bảo tồn, phục hồi kết hợp đào tạo sẽ là một phần thí điểm cho việc thiết lập chương trình đào tạo nâng cao được Nhà nước công nhận dành cho thợ phục hồi di tích ở Việt Nam.
THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN:
Từ tháng 8/2017 đến tháng 11/2018
ĐỐI TÁC:
Đơn vị tài trợ:
Chương trình Bảo tồn Văn hóa - Bộ Ngoại giao CHLB Đức tại Berlin, do Đại sứ quán nước CHLB Đức tại Hà Nội làm đại diện
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Quản lý dự án:
Hội Bảo tồn Di sản Văn hoá (GEKE), Fulda
Đối tác dự án
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Công ty cổ phần Tu bổ Di tích Trung ương (VINAREMON)
Các nội dung tiếp theo
Từ tháng 8.2017 đến tháng 12.2018, Hiệp hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi lợi nhuận Fulda, Đức (GEKE) đã hợp tác chặt chẽ với Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế (HMCC) thực hiện công tác bảo tồn và phục…
Kết thúc và bàn giao dự án bảo tồn văn hóa tại điện Phụng Tiên, Huế