Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

50 năm nước Đức gia nhập Liên hợp quốc ​​​​​​​

BMin Baerbock in Japan

Annalena Baerbock (Buendnis 90/Die Gruenen), Bundesaussenministerin., © Thomas Imo/photothek.net

Bài viết

Cách đây 50 năm, vào ngày 18 tháng 9 năm 1973, hai nhà nước Đức đã gia nhập Liên hợp quốc bên bờ sông Đông của New York. Việc gia nhập này được phê chuẩn bằng nghị quyết ngắn gọn của Đại hội đồng - nhưng đó không phải là hoạt động ngoại giao thường lệ.

Gần ba thập kỷ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai do Đức mở màn và nạn diệt chủng người Do Thái ở châu Âu gây nỗi thống khổ cho hàng triệu người, ngày này đánh dấu sự trở lại của “quốc gia kẻ thù bị đánh bại” với cộng đồng quốc tế. Chúng tôi vẫn luôn biết ơn sự trở lại này cho tới ngày hôm nay – và đó là nghĩa vụ đối với chúng tôi.

Sự gia nhập của Đức diễn ra vào thời điểm 28 năm sau khi thành lập Liên hợp quốc. Điều này thể hiện sự thừa nhận của chúng tôi về tội lỗi của nước Đức cũng như cam kết của chúng tôi đối với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, đối với một thế giới dựa vào sức mạnh của luật pháp chứ không phải vào sự tùy tiện của kẻ mạnh. Và ngày 18 tháng 9 năm 1973 thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ngoại giao của nước Đức.

Chính sách đối ngoại của Đức không bao giờ được giới hạn trong việc bảo vệ các lợi ích của chính mình. Trong 75 năm qua, Luật Cơ bản của chúng tôi đã định hình chính sách này là “phục vụ hòa bình thế giới trong một Châu Âu thống nhất”.

Sứ mệnh này và vai trò thành viên Liên hợp quốc trong 50 năm qua của chúng tôi hiện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết - vào thời điểm mà các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc đang bị xói mòn. Chính vì vậy mà chúng ta, với hơn 140 quốc gia trong Đại hội đồng, đã đứng lên ủng hộ người dân Ukraine và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Bởi theo Hiến chương này, mọi quốc gia đều có quyền sống trong hòa bình mà không phải lo sợ một nước láng giềng mạnh hơn tấn công mình.

Điều rõ ràng là ngày nay chúng ta đang sống trong một thực tế địa chính trị khác so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. May mắn thay, sự đối đầu giữa hai khối Đông và Tây đã là quá khứ. Thay vào đó, một thực tế đa cực mới đang xuất hiện mà trong đó chúng ta cần tổ chức việc hợp tác.

Ngày càng có nhiều quốc gia với quan điểm khác nhau yêu cầu được cùng định hình trật tự quốc tế. Và điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Đáng lẽ tiếng nói của họ phải được lắng nghe nhiều hơn từ trước đây.

Chính vì vậy, chúng tôi muốn tăng cường quan hệ đối tác với tất cả các quốc gia coi trọng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trên thế giới.

Trật tự này không phải là một “hệ tư tưởng phương Tây” như một số người khẳng định hiện nay. Mà hoàn toàn ngược lại. Nó dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và do đó dựa trên niềm tin phổ quát rằng tất cả các quốc gia và mọi người dân đều có quyền bình đẳng, bất kể họ có quyền lực như thế nào; và không quốc gia nào được phép xâm chiếm nước láng giềng của mình nữa. Đối với người Đức chúng tôi, những nguyên tắc này cũng là bài học từ Thế chiến thứ hai và những hành động tàn bạo mà Đức Quốc xã đã gây ra cho các nước láng giềng.

Đó là lý do vì sao người Đức chúng tôi có trách nhiệm đặc biệt trong việc củng cố Hiến chương Liên hợp quốc. Cũng chính bởi vậy, chúng tôi ứng cử làm thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2027/28.

Những người đang hoài nghi trật tự này vẫn đang nợ một câu trả lời cho câu hỏi là nên dựa trên những nguyên tắc nào để xây dựng một trật tự tốt hơn, công bằng hơn.

Chúng tôi muốn xây dựng dựa trên những gì đã được tạo ra vào năm 1945 và tiếp tục được phát triển kể từ đó. Chúng ta biết rằng trật tự này không hoàn hảo và phải điều chỉnh nó cho phù hợp với thế giới mới của chúng ta.

Trong đó bao gồm việc sắp xếp lại các tổ chức tài chính quốc tế, các cơ quan y tế cũng như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sao cho các đối tác của chúng ta tại Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á có tiếng nói phù hợp trong các tổ chức này.

Trong đó cũng bao gồm việc đặt các mục tiêu phát triển bền vững vào trung tâm của Liên hợp quốc.

Và trong đó cũng bao gồm tham vọng lớn hơn nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu, mối đe dọa lớn nhất của thời đại chúng ta. Với lộ trình rõ ràng để loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch. Và với tình đoàn kết dành cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất đang đặc biệt phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng khí hậu.

Nhưng quan hệ đối tác trung thực cũng có nghĩa là xem xét nghiêm túc hành động của chính mình. Đó là lý do vì sao nước Đức đã khởi xướng việc trả lại các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp trong thời kỳ thuộc địa. Điều này sẽ không chữa lành mọi vết thương trong quá khứ. Nhưng đó là một bước quan trọng trong nỗ lực giải quyết lịch sử thuộc địa đen tối của chúng ta.

Khi gia nhập cách đây 50 năm, người Đức chúng tôi đã hứa sẽ chịu trách nhiệm về Liên hợp quốc. Ngày nay chúng tôi không chỉ giữ vững lời hứa này. Cùng với các đối tác của mình, chúng tôi muốn tìm ra những hướng đi mới để thực hiện lời hứa đó trong một thế giới đã thay đổi.

Với lòng quả cảm và sự tin tưởng.

Vì một Liên hợp quốc vững mạnh. Vì một tương lai tốt đẹp hơn, công bằng hơn cho tất cả mọi người.

Các nội dung tiếp theo

Fifty years ago, on 18 September 1973, by New York’s East River, two German states joined the United Nations. This event was the result of a brief General Assembly resolution – however, it was anything but routine business in the world of diplomacy.

50 Years Germany in the United Nations ​​​​​​​

Vor 50 Jahren, am 18. September 1973, traten am New Yorker East River zwei deutsche Staaten den Vereinten Nationen bei. Der Beitritt vollzog sich mit einer knappen Resolution der Generalversammlung – aber er war alles andere als diplomatische Routine.

50 Jahre Deutschland in den Vereinten Nationen ​​​​​​​

Quay về đầu trang