Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Luật về Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

The employment of an employee with the employer.

The employment of an employee with the employer. (In German), © Erwin Wodicka

Bài viết

Chính phủ liên bang đã đưa ra một quy định ràng buộc về quyền con người và trách nhiệm thẩm định về môi trường đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đã được Hạ viện thông qua vào ngày 11 tháng 6 năm 2021: Đạo luật về Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng (LkSG). Luật này có cả bản dịch bằng tiếng Anhtiếng Việt. Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quyền con người và một số yêu cầu về trách nhiệm thẩm định về môi trường trong chuỗi cung ứng của họ. Việc thực hiện thẩm định không phải là một quá trình diễn ra một lần và cố định, mà là một quá trình liên tục và biến đổi. Các doanh nghiệp phải tuân theo các nghĩa vụ thẩm định sau đây:

Thiết lập quản lý rủi ro trong tất cả các quy trình kinh doanh có liên quan để tuân thủ các yêu cầu về trách nhiệm giải trình, ví dụ:

  • Bổ nhiệm người chịu trách nhiệm giám sát quản lý rủi ro;
  • Thực hiện phân tích rủi ro thường xuyên;
  • Thiết lập các biện pháp phòng ngừa, bao gồm

- Ban hành một tuyên bố chính sách về chiến lược nhân quyền của mình;

- Thực hiện hành động khắc phục hậu quả;

- Thiết lập thủ tục khiếu nại;

- Lập tài liệu và báo cáo về việc tuân thủ trách nhiệm thẩm định.

- Doanh nghiệp phải công bố báo cáo trên trang web của mình và cũng phải nộp nó cho Văn phòng Kinh tế và Kiểm soát Xuất khẩu Liên bang (BAFA).

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm giải trình về quyền con người của họ, Chính phủ Liên bang đã tổng hợp nhiều công cụ hỗ trợ thực hiện khác nhau tại Website, cung cấp kiến thức cần thiết và hỗ trợ giải quyết những thách thức cụ thể. Việc tổng hợp này được cập nhật thường xuyên. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy ở đây

Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, phối hợp với Đoàn đại diện doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (“Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức”) và Tổ chức Thương mại và Đầu tư Đức (GTAI), chịu trách nhiệm về các vấn đề nhân quyền tại địa phương cho các doanh nghiệp Đức.

Đầu mối liên hệ là:

  • Ông Simon Kreye

  • Bà Gabriele Weinhold
  • Ông Oliver Schwart

Có thể liên lạc với họ thông qua số điện thoại: (++84-24) 3267 3335 hoặc E-Mail hoặc điền vào đường link liên hệ.

Quay về đầu trang