Bạn là nghệ sĩ Piano và lên kế hoạch một buổi hòa nhạc tại Hà Nội? Các bạn là một đội kịch, đoàn kịch và muốn trình diễn một vở kịch Đức tại Hải Phòng? Bạn muốn tổ chức một sự kiện tại Huế để người dân thành phố làm quen với âm nhạc, nghệ thuật và văn học Đức? Bạn lên kế hoạch một hội nghị ở Hải Dương nhằm tăng cường hoạt động trao đổi khoa học giữa các nhà khoa học Đức và Việt Nam? Nếu thế bây giờ bạn hãy làm đơn đề nghị tài trợ từ Quỹ nhỏ về Văn hóa và Khoa học (KKWF) của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội!
Đại sứ quán mỗi năm tài trợ các dự án văn hóa và khoa học trong khu vực Đại sứ quán chịu trách nhiệm (có nghĩa là tất cả các tỉnh Miền Bắc Việt Nam kể cả Huế). Đó là những dự án tạo điều kiện cho công chúng Việt Nam tìm hiểu văn hóa Đức và tăng cường trao đổi văn hóa và khoa học giữa Đức và Việt Nam. Về nội dung có thể đặc biệt là những dự án và sự kiện
a) trong các lĩnh vực nghệ thuật tạo hình và triển lãm,
b) trong các lĩnh vực âm nhạc, sân khấu, múa,
c) trong các lĩnh vực văn học và xuất bản,
d) trong các lĩnh vực điện ảnh, truyền hình và truyền thanh, cũng như trong lĩnh vực các phương tiện truyền thông mới,
e) nhằm hỗ trợ các chương trình ngôn ngữ Đức và đào tạo Đức (v/d như các buổi hòa nhạc, biểu diễn sân khấu trong các kỳ thi Olympic ngôn ngữ, gặp gỡ giao lưu giữa các cựu học viên từng được cấp học bổng v.v.v.).
f) trong lĩnh vực khoa học và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông khoa học.
Để được Quỹ KKWF tài trợ phải đáp ứng được những tiền đề sau đây:
1. Bạn đề nghị một khoản tài trợ từ 500 đến 5.000 Euro tính ra tiền đồng Việt Nam (kể cả chi phí đi lại, khách sạn và ăn uống). Một khoản tài trợ lớn hơn khoản nêu trên chỉ có thể có được trong trường hợp ngoại lệ.
2. Phải có sự liên quan mạnh mẽ đến nước Đức.
3. Dự án phải theo đuổi mục tiêu Bền vững và như vậy phải có tác dụng lâu dài, vượt ra khỏi khuôn khổ của dự án.
4. Phải nhận thấy được lợi ích của dự án đối với xã hội. Dự án có lợi cho những người riêng lẻ không thể được tài trợ.
5. Bên chủ trì dự án phải đóng góp phần của mình, có thể do chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm hỗ trợ.
6. Dự án không được phép được đồng thời tài trợ bởi Viện Goethe hoặc các cơ quan, tổ chức công khác của Đức (v/d như Chính phủ Liên bang) (Cấm tài trợ kép).
7. Kinh phí chỉ được cấp cho năm ngân sách hiện tại và không thể được chuyển tiếp sang năm sau.
8. Dự án không được phép đã bắt đầu hoặc đã kết thúc.
Ngoài ra bên chủ trì dự án có nghĩa vụ:
1. Tiến hành những biện pháp nhân sự và tổ chức-hành chính để tránh khoản tài trợ bị sử dụng không đúng mục đích và tránh hoạt động dự án của mình bị tham nhũng tác động,
2. Sử dụng khoản tài trợ một các kinh tế và tiết kiệm,
3. Khi mua sắm/thuê dịch vụ với giá trị hơn 1.000 Euro phải lấy báo giá từ 3 đơn vị khác nhau và chọn trong đó báo giá kinh tế nhất,
4. Khi giới thiệu ra bên ngoài, phải lưu ý là dự án được Đại sứ quán tài trợ và sử dụng Logo của Đại sứ quán cho lưu ý đó,
5. Sau khi kết thúc dự án phải lập một chứng minh việc sử dụng khoản tài trợ và nộp cho Đại sứ quán,
6. Trước khi bắt đầu dự án và sau khi kết thúc dự án phải gửi những ảnh chụp phù hợp với việc đánh giá dự án và công bố trên truyền thông xã hội (kèm theo việc cho phép làm việc đó),
7. Theo yêu cầu của Đại sứ quán cũng như các cơ quan thẩm tra khác của Đức phải nộp các hồ sơ dự án và các chứng từ gốc,
8. Bảo quản trong 5 năm hồ sơ dự án và các chứng từ gốc.
Nếu dự án của bạn đáp ứng được những tiền đề nêu trên và bạn có thể tuân thủ những nghĩa vụ đã mô tả ở trên, chậm nhất 3 tháng trước khi bắt đầu dự án bạn hãy gửi đơn đề nghị tài trợ dài tối đa 2 trang bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh và phải có những thông tin sau đây
- Giới thiệu đơn vị/người chủ trì dự án
- Mô tả dự án định thực hiện (đặc biệt lưu ý đến tính chất liên quan đến nước Đức).
- Thông tin sơ bộ về chi phí.
đến địa chỉ E-Mail: Mail
Đề nghị bạn chú ý là nguồn kinh phí từ Quỹ KKWF của Đại sứ quán là hạn chế. Việc nộp đơn không tạo ra quyền yêu cầu dự án của bạn phải được tài trợ.
Nếu sau khi xem xét đơn đề nghị, Đại sứ quán quan tâm đến việc tài trợ dự án của bạn, bạn sẽ được yêu cầu trong bước tiếp theo nộp một đơn đề nghị tài trợ chi tiết (chúng tôi sẽ gửi đến bạn mẫu đơn), cũng như một bản kế hoạch chi phí chi tiết. Nếu tất cả các tiền đề pháp lý và hình thức được đáp ứng, một hợp đồng tài trợ sẽ được ký với bạn.
Chúng tôi vui mừng chào đón đơn của các bạn!