Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Sau hơn 100 nghị quyết: Nhìn lại hai năm trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc

Logo – 50 Years Germany in the United Nations

Logo – 50 Years Germany in the United Nations, © Federal Foreign Office

23.12.2020 - Bài viết

Năm 2020 là năm kết thúc nhiệm kỳ hai năm là ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc của Đức. Từ tiến trình Berlin về Libya đến sứ mệnh mới tại Sudan, cho đến nỗ lực chống bạo lực tình dục: Nhìn lại hai năm đầy ắp các sự kiện.

Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2020 Đức là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Đây là lần thứ sáu Cộng hòa Liên bang Đức trong vai trò này đảm nhận trọng trách đặc biệt đối với hòa bình và an ninh trên thế giới và nỗ lực tăng cường trật tự quốc tế - trong thời kỳ, mà trật tự đa phương với Liên hiệp quốc là hạt nhân chịu một áp lực to lớn.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với năm ủy viên thường trực và 10 ủy viên không thường trực được bầu cho hai năm là cơ quan duy nhất của Liên hiệp quốc có thể đưa ra những quyết định ràng buộc về công pháp quốc tế. Với tư cách là ủy viên, Đức đã có dịp liên tục đưa ra quan điểm về những vấn đề trung tâm về hòa bình và an ninh quốc tế, phản ứng trước nững cuộc khủng hoảng đang xảy ra và đặt những trọng tậm của riêng mình, ví dụ như đối với vấn đề tăng cường vai trò phụ nữ trong các tiến trình hòa bình hoặc đối với chủ đề giải trừ quân bị.

Nhìn lại những chủ đề quan trọng nhất:

  • Libya: Trong năm vừa qua chỉ có ít tin tức tốt đẹp từ Libya, tuy nhiên cuối cùng đã nảy nở những tia hy vọng. Cùng với đặc phái viên của Liên hiệp quốc về Libya, Đức đã liên tục nỗ lực thúc đẩy một tiến trình chính trị, để ổn định đất nước này. Trung tâm ở đây là Tiến trình Berlin, mà với tiến trình đó Đức ủng hộ những nỗ lực hòa bình của Liên hiệp quốc. Đầu năm 2020 một hội nghị thượng đỉnh đã được tổ chức tại Berlin, mà tại đó theo lời mời của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel, các bên ủng hộ các phía xung đột đã đến ngồi cùng một bàn. Mục tiêu là: Giảm thiểu tác động từ bên ngoài và như vậy tạo điều kiện cho một tiến trình chính trị nội bộ của Libya dưới sự lãnh đạo của Liên hiệp quốc. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã khẳng định những kết quả của hội nghị tháng 2/2020 trong nghị quyết 2510. Với tư cách là chủ tịch Ủy ban Trừng phạt để thẩm tra lệnh cấm vận vũ khí của Liên hiệp quốc đối với Libya và để thực hiện cụ thể chiến dịch IRINI của EU, Đức đã góp một phần quan trọng để thực hiện cụ thể lệnh cấm vận vũ khí. Cho đến nay việc ngừng bắn đã được thực hiện trên cả nước Libya. Từ đầu tháng 11 tại Tunis 75 người Libya đàm phán về tương lai chính trị của đất nước. Bầu cử tự do được lên kế hoạch cho tháng 12/2021.
  • Syria: Sau những cuộc đàm phán kéo dài và khó khăn, tháng 7 Nghị quyết Crossborder (Nghị quyết xuyên biên giới) đã được gia hạn bảo đảm hoạt động trợ giúp nhân đạo tiếp cận được Syria. Cùng với Bỉ, Đức là đồng tác giả nghị quyết đã rất nỗ lực cho kết quả này và cuối cùng đã đề xuất một thỏa hiệp, để duy trì hoạt động trợ giúp cho hàng triệu người Syria.
  • Sudan: Từ khi nhà độc tài Diktators al-Bashir sụp đổ, một không khí khởi phát đã bao trùm Sudan. Đất nước đang trong một quá trình chuyển đổi. Đức đã hỗ trợ quá trình này ngay từ đầu. Tháng 6/2020 Đức cùng với Tổng thư ký Liên hiệp quốc Guterres đã tổ chức một hội nghị đối tác về Sudan, để huy động hỗ trợ chính trị và tài chính. Cùng với Anh, Đức đã nỗ lực trong Hội đồng Bảo An cho một sứ mệnh mới của Liên hiệp quốc tại Sudan: Từ năm 2021 sứ mệnh UNITAMS (United Nations Transitional Assistance Mission in Sudan) sẽ kế tiếp sứ mệnh UNAMID và hỗ trợ giai đoạn quá độ tiến đến một nền dân chủ.

Bên cạnh nỗ lực đối với các cuộc khủng hoảng hiện nay và các chủ đề chính trị, Đức cũng đạt ra những trọng tâm của riêng mình:

  • Agenda “Phụ nữ, Hòa Bình và An ninh”: Trên khắp thế giới bạo lực tình dục ngày càng được sử dụng nhiều hơn như là một thứ vũ khí trong các cuộc xung đột. Với nghị quyết 2467 được thông qua dưới vai trò chủ tịch của Đức, Đức chống lại khuynh hướng này. Kết nối với Agenda của Hội đồng Bảo an về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, Đức tập trung vào việc bảo vệ các nạn nhân của bạo lực tình dục và trong tương lai thủ phạm cần phải bị trừng trị mạnh mẽ hơn.
  • Giải trừ quân bị/Không phổ biến: Từ vũ khí hạng nhẹ đến giải trừ vũ khí hạt nhân: Sau hơn bẩy năm Đức lại đưa chủ đề giải trừ vũ khí hạt nhân vào Agenda của Hội đồng Bảo an vào tháng 4/2019 như là một trọng tâm trong tháng Đức giữ vai trò chủ tịch. Tuy hội nghị thẩm tra hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân do đại dịch bị hoãn đến 2021, nhưng những chủ đề này vẫn nằm trong tâm điểm: Tuyên bố Berlin của 16 nước tham gia Sáng kiến Stockholm vào tháng 02/2020 đã đề xuất những sáng kiến để tái khởi động giải trừ vũ khí hạt nhân. Chính vì hiệp ước INF kết thúc và vì tương lai hiện đang còn không chắc chắn của New START, nên đây là một yêu cầu cấp bách của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức – cả khi không còn là ủy viên Hội đồng Bảo an.
  • Khí hậu và An ninh: Biến đổi khí hậu sẽ ngày càng trở thành chủ đề trung tâm hơn trong công việc của Hội đồng Bảo an. Những thay đổi của khí hậu gây ra những xung đột mới và làm gay gắt hơn những xung đột đang xảy ra, ví dụ như ở vùng hồ Tchad, ở Sudan hoặc Afghanistan. Chính vì thế Đức đã đưa chủ đề này vào Agenda, mặc dù có sự phản đối: Với việc thành lập mới một nhóm chuyên gia không chính thức, chủ đề này được gắn bền vững vào Hội đồng Bảo an.

Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương

Hơn 100 nghị quyết đã được thông qua trong nhiệm kỳ của Đức và điều đó cho thấy: Chỉ bằng hợp tác quốc tế mới có thể có được những bước tiến, chỉ cùng nhau mới có thể giải đáp những câu hỏi cấp bách toàn cầu – từ biến đổi khí hậu đến số hóa. Chính vì thế bên cạnh nỗ lực trong Hội đồng Bảo an, Đức đã thiết lập Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương. Liên minh này thúc đẩy hợp tác quốc tế và tạo ra một đối trọng rõ ràng đối với những khuynh hướng đơn phương quốc gia. 60 nước ủng hộ sáng kiến này.

Đại dịch Covid-19 một lần nữa cho thấy đặc biệt rõ, hợp tác đa phương đóng vai trò trung tâm như thế nào. Virus không biết đến biên giới – không một ai an toàn, cho đến khi tất cả an toàn. Thuốc men, phương tiện trợ giúp và vắcxin phải được chia sẻ công bằng. Trong Hội đồng Bảo na, Đức cũng đã mạnh mẽ ủng hộ nhận thức này: Với nghị quyết 2532 được thông qua trong tháng 8/2020 khi Đức giữ vai trò chủ tịch, Hội đồng Bảo an đã yêu cầu ngừng bắn toàn cầu, để những người bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột, trong bối cảnh Covid-19 có được một khoảng thời gian bớt căng thẳng.

Trong tương lai vẫn tiếp tục công việc trong Hội đồng Bảo an

Trong tương lai Đức sẽ vẫn góp phần gìn giữ hòa bình thế giới – với tư cách là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. “Việc chúng tôi biết phải đáp ứng kể cả lâu dài một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, đã được chúng tôi chứng minh trong hai năm vừa qua”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Heiko Maas nói, “Chính vì thế chúng tôi không chỉ muốn sau tám năm lại ra ứng cử vào ghế ủy viên không thường trực, mà chúng tôi muốn khi đó trở thành một ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.”

Quay về đầu trang