Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Tín hiệu mạnh mẽ cho tự do thương mại dựa trên quy tắc với những tiêu chuẩn xã hội và môi trường cao hơn, đặc biệt là cả trong thời kỳ khủng hoảng

Vizebotschafter Weert Börner bei dem MoIT-Forum ,,EVFTA-Opportunity for strategic cooperation towards sustainable development“/Phó Đại sứ Đức ông Weert Börner phát biểu tại Diễn đàn trực tuyến “EVFTA - Cơ hội hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững”

Vizebotschafter Weert Börner bei dem MoIT-Forum ,,EVFTA-Opportunity for strategic cooperation towards sustainable development“/Phó Đại sứ Đức ông Weert Börner phát biểu tại Diễn đàn trực tuyến “EVFTA - Cơ hội hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững”, © MoIT

04.08.2020 - Bài viết

Ngày 01/8/2020 một hiệp định thương mại tự do có quy mô to lớn giữa Liên minh châu Âu và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu có hiệu lực – tên viết tắt tiếng Anh của hiệp định là EVFTA (EU-Vietnam Free Trade Agreement).

MOIT Forum on Trade & Industrial Cooperation with the EU Partners
MOIT Forum on Trade & Industrial Cooperation with the EU Partners© EuroCham

EVFTA là hiệp định thương mại tự do toàn diện nhất EU cho đến nay từng đàm phán xong với một nước công nghiệp mới và sau khi đã ký với Singapor thì đây là hiệp định thứ hai EU và các nước thành viên kết nối với một nước thành viên ASEAN.

Hiệp định này không chỉ tăng cường thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, mà còn thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, xã hội và công nghệ giữa hai nước chúng ta, trong đó có cả tăng cường bảo vệ khí hậu (thực hiện Thỏa thuận Paris về khí hậu) và phát triển bền vững (đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn về các quyền lợi của người lao động, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường).

Ngày nay Đức đã là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU – bỏ xa các nước thành viên khác trong EU. Cho đến nay giao thương hàng hóa chủ yếu là đến Đức: năm 2019 hàng hóa Việt Nam trị giá 9,7 tỷ Euro được xuất khẩu sang Đức, chủ yếu là hàng điện tử, giầy da, hàng dệt may và lương thực, thực phẩm. Giá trị hàng hóa Đức xuất khẩu sang Việt Nam năm 2019 đạt 4,3 tỷ Euro, chủ yếu là xe hơi, máy móc, sản phẩm hóa chất và kỹ thuật điện, đo lường và điều khiển. Trên cơ sở EVFTA, giới kinh tế Đức dự tính Việt Nam sẽ gia tăng mối quan tâm đến máy móc, công nghệ năng lượng và môi trường, các sản phẩm hóa chất và dược phẩm, cũng như các vật liệu hiện đại „made in Germany“.  Các công ty Đức cũng hy vọng sẽ thành công hơn trong lĩnh vực dịch vụ và mua sắm công tại Việt Nam – những lĩnh vực thị trường sẽ được tự do hóa ở Việt nam thông qua các quy định của EVFTA.

Đại sứ quán Đức tại Hà Nội chúc mừng tất cả các bên liên quan về việc Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam bắt đầu có hiệu lực và vui mừng chào đón quan hệ hợp tác được đẩy mạnh trên cơ sở định hướng tới tương lai này.

Quay về đầu trang