Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Tháp Cánh Tiên

Bài viết

Với nguồn tài trợ từ Chương trình Bảo tồn Văn hóa của Bộ Ngoại Giao Đức và nguốn vốn của Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch Việt nam, Bảo Tàng Tổng hợp Tỉnh Bình Định tại TP Quy Nhơn đã tiến hành trùng tu tháp cổ Cánh tiên tại xã Nhơn hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Kulturerhalt
Cham Turm© Antonia Rollwage

Với nguồn tài trợ từ Chương trình Bảo tồn Văn hóa của Bộ Ngoại Giao Đức và nguốn vốn của Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch Việt nam, Bảo Tàng Tổng hợp Tỉnh Bình Định tại TP Quy Nhơn đã tiến hành trùng tu tháp cổ Cánh tiên tại xã Nhơn hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Người Chăm là một dân tộc thiểu số ở miền Nam Trung Bộ Việt nam, được xếp vào nhóm dân tộc chịu ảnh hưởng của nền Văn hóa Ấn độ giáo. Những kiến trúc tháp cổ Chămpa hiện hữu là những chứng nhân còn lại của nềnVăn hóa này.

Tháp Cánh Tiên là ngôi tháp Champa điển hình cho phong cách Bình Định, cao 20m , được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 và nằm giữa thành Đồ Bàn (Vijaya, kinh đô của vương quốc Champa từ thế kỷ thứ 11- 15.), nay thuộc xã Nhơn Hậu, cách TP Quy Nhơn khỏang 27 km về phía Tây bắc. Về nhiều mặt, ngôi tháp này có nhiều điểm khác biệt so với các tháp cổ Champa khác.

Tháp có 4 tầng xây bằng gạch, thu nhỏ về phía trên. Phía ngòai thân tháp, các mặt tường được trang trí những cột ốp và các khung dọc nhô ra. Khác với các tháp Chàm khác, tháp Cánh tiên đựợc xây dựng một phần bằng sa thạch ở các cột ốp tường và các góc diềm mái.Tại bốn góc ở mỗi tầng của tháp, có các chi tiết bằng đá hình đuôi phượng nhô ra. Gạch và chất kết dính ( lá cây Bời Lời) dùng để trùng tu được thực hiện theo phương pháp thủ công truyền thống. Công tác Trùng tu và tôn tạo Tháp đã kết thúc vào cuối năm 2010.

Các nội dung liên quan

Quay về đầu trang