Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Diễn đàn Đối thoại về chuyển đổi năng lượng Berlin với chủ đề „Chuyển đổi năng lượng – hướng đến trung lập khí hậu“ với đại biểu đến từ 130 nước đã thành công tốt đẹp

Auf dem Bild ist das Logo des Berlin Energy Transition Dialogue in weiß-roter Schrift auch blauem Hintergrund zu sehen.

Am 16. und 17. März diskutieren über 50 Außen- und Energieminister und -ministerinnen sowie hochrangige Delegationen von allen Kontinenten mit Vertreterinnen und Vertretern aus Wirtschaft und Zivilgesellschaft über Strategien für einen intelligenten Umbau des Energiesystems., © AA

24.03.2021 - Bài viết

Trong hai ngày 16 và 17/3/2021 Đức là nước chủ nhà tổ chức Diễn đàn „Đối thoại về chuyển đổi năng lượng Berlin lần thứ 7“, năm nay được tổ chức hoàn toàn trực tuyến.

Dưới tiêu đế „Chuyển đổi năng lượng – hướng đến trung hòa khí hậu“ các đại biểu đã chủ yếu thảo luận về kết hợp các nguồn năng lượng, mở rộng lưới, vốn tài chính cho chuyển đổi năng lượng và hợp tác quốc tế liên quan đến vấn đề đó, cũng như về nhiều dự án đổi mới trên toàn cầu.

Các chính khách hàng đầu từ 130 nước bàn bạc dưới nhiều hình thức khác nhau với các chuyên gia và công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng về việc làm thế nào để có thể thực hiện được tốt hơn việc chuyển đổi trên toàn cầu từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo và với hiệu suất năng lượng cao hơn hẳn. Trong phiên khai mạc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Heiko Maas và Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Peter Altmaier đã cùng nhấn mạnh là việc chuyển đổi năng lượng hướng đến các nguồn năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu suất năng lượng ngày càng được thúc đẩy trên khắp thế giới và cũng là một động lực to lớn đối với đổi mới và tăng trưởng bền vững. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen đã trình bày, Liên minh châu Âu, thông qua một giai đoạn quá độ giảm thiểu 55% khí thải nhà kính đến năm 2030, sẽ đạt được mục tiêu trở thành châu lục đầu tiên trung hòa về khí hậu vào năm 2050 như thế nào. Chuyển đổi năng lượng được cùng triển khai trên khắp EU là thành phần cơ bản của cam kết của EU thực hiện thành công Thỏa thuận chung Paris về bào vệ khí hậu.

Với sự tham gia tích cực của phái viên đặc biệt về khí hậu John Kerry và của Bộ trưởng Bộ Năng lượng Jennifer Granholm, chính phủ mới của Mỹ  đã trở lại tham gia cuộc thảo luận về chuyển đổi năng lượng toàn cầu với một sự công nhận rõ ràng. Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cũng đã nhận lời mời của Chính phủ Liên bang và đã nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của việc mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo, cũng như của việc áp dụng những công nghệ hiện đại nhất để xây dựng một hệ thống cung cấp năng lượng hiệu quả và bền vững ở Việt Nam. Nước Đức hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng từ nhiều năm nay với những phương tiện tài chính và kỹ thuật to lớn, ví dụ như để đưa vào áp dụng biểu giá bán điện hòa lưới định hướng đến tương lai và trong những dự án thí điểm lớn sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Tại Việt Nam Đức, là nước tài trợ lớn thứ hai sau Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng. Khi hợp tác với nhiều tư vấn và chuyên gia Đức, tình hình dữ liệu, các công cụ quy hoạch, cũng như năng lực chuyên môn của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đã được cải thiện rõ ràng. Nhiều công ty tư nhân Đức đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng không chỉ ở Đức, mà ngày càng nhiều cả ở Việt Nam. Các công ty đó đặc biệt tham gia vào việc xây dựng lĩnh vực sản suất năng lượng từ ánh sáng mặt trời, từ gió và sinh khối. Họ còn tham gia vào quá trình phát triển một lưới năng lượng thông minh („smart grid“).

Quay về đầu trang