Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Quan hệ văn hóa giữa Đức và Việt Nam

Các cổ vật sẽ được trưng bày tại nhiều bảo tàng của Đức trong năm 2016

Các cổ vật sẽ được trưng bày tại nhiều bảo tàng của Đức trong năm 2016, © Bộ Ngoại giao CHLB Đức

Bài viết

Các mối quan hệ văn hóa giữa Đức và Việt Nam có một truyền thống lâu đời.

Các mối quan hệ văn hóa giữa Đức và Việt Nam có một truyền thống lâu đời. Ngay từ năm 1955 những thiếu niên Việt Nam đầu tiên – còn gọi là "Moritzburger" – đã sang Đức học tập. Khoảng 70.000 người Việt Nam đã tu nghiệp hoặc làm việc ở Đức, trong đó 7.000 người đào tạo đại học, đã hình thành nên một cây cầu độc đáo duy nhất ở Châu Á giữa Đức và Việt Nam.

Việt Nam là nước trọng tâm của nỗ lực quốc tế hóa học đại học tại Đức. Hiện nay, khoảng 7600 sinh viên Việt Nam đang học đại học tại Đức (2021). Năm 1997 Viện Goethetại Hà Nội bắt đầu hoạt động. Viện Goethe vừa truyền bá hình ảnh nước Đức đương đại, nghệ thuật và văn hóa Đức, vừa đẩy mạnh công tác dạy tiếng Đức.

Vào năm 2003, Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội. Ủy ban Giáo dục Phổ thông Đức ở nước ngoài (ZfA) bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ 2008 trong khuôn khổ sáng kiến trường học quan hệ đối tác của Bộ Ngoại giao Đức.

Công việc của Đại sứ quán

Nhiệm vụ của Đại sứ quán trong lĩnh vực này tập trung vào việc giới thiệu hình ảnh nước Đức dưới nhiều góc độ khác nhau.

Nền tảng cho quan hệ văn hóa giữa hai nước là Hiệp định văn hóa ký kết giữa hai chính phủ vào ngày 10.5.1990 và có hiệu lực từ 6.3.1991. Hiệp định này là cơ sở cho hoạt động hợp tác văn hóa giữa hai chính phủ cũng như trong việc triển khai hoạt động của các tổ chức văn hóa của Đức tại Việt Nam như Viện Goethe tại Hà Nội.

Bên cạnh đó hoạt động trao đổi đoàn thăm trên tất cả các lĩnh vực cũng diễn ra tích cực và thường xuyên. Hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học và khoa học cũng diễn ra mạnh mẽ.

Các dự án quan trọng đối với phía Đức có thể kể tới ở đây là dự án trường Đại học Việt Đức tại Tp. Hồ Chí Minh, chương trình hỗ trợ sáng kiến trường học đối tác của Bộ Ngoại giao Đức hay các dự án Bảo tồn di sản văn hóa. Các dự án Bảo tồn di sản văn hóa tiêu biểu là dự án bảo tồn và tu bổ thành môn và bức bình phong tại lăng Tự Đức ở Huế hay dự án trùng tu một ngôi Đình đặc biệt có giá trị lịch sử tại trung tâm làng cổ Trần Đăng ở Hà Nội (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) hoàn thiện vào năm 2011. Một dự án khác đang được chính phủ Đức hỗ trợ tại Huế là dự án tu bổ Điện Phụng Tiên do một nhóm chuyên gia Đức thực hiện.

Quay về đầu trang