Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Hợp tác phát triển Đức với Việt Nam

Logo EZ

Logo EZ, © BMZ

Bài viết

Một nền tảng quan trọng trong mối quan hệ giữa Đức -Việt Nam là lĩnh vực Hợp tác phát triển.

Unterzeichnung/ Ký kết
Unterzeichnung/ Ký kết© MPI/ Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Việt Nam được kể đến là một đối tác quan trọng trong về Hợp tác phát triển với Đức. Hợp tác Đức tập trung hỗ trợ chiến lược „Tăng trưởng Xanh „ của Việt Nam và được chú trọng vào 3 lĩnh vực trọng tâm sau đây:

  • Đào tạo nghề
  • Môi trường và Bảo vệ nguồn tài nguyên
  • Năng lượng

Để thực hiện các dự án Hợp tác phát triển song phương, năm 2019 Đức đã cam kết nguồn kinh phí lên tới 213,4 triệu Euro. Trong đó 33,4 triệu Euro cho các dự án hợp tác kỹ thuật, phần còn lại là cam kết kinh phí cho các dự án hợp tác tài chính. Phần lớn nguồn kinh phí này là nguồn cho vay ưu đãi của Chính phủ Đức cho Việt Nam. Ngoài ra, 30 triệu Euro đã được cam kết cho giai đoạn hỗ trợ tiếp theo của Quĩ khí hậu toàn cầu, cũng như cam kết kinh phí 11 triệu Euro cho dự án giảm thiểu rác thải nhựa. Kỳ hợp đàm phán tiếp theo về Hỗ trợ hợp tác sẽ được tổ chức vào năm 2021 tại Đức.

Lĩnh vực trọng tâm „Đào tạo nghề“

Để có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế xã hội bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới, Việt Nam cấp thiết cần lực lượng lao động có tay nghề cao. Đến hiện tại, chỉ có một phần nhỏ lực lượng lao động sở hữu trình độ chất lượng lao động chính qui. Chỉ khoảng một nửa của 1,4 triệu học sinh tốt nghiệp hằng năm tiếp tục theo học nghề tại các trường đại học và cao đẳng.  Và chỉ một phần tư tốt nghiệp đạo tạo nghề hệ chính qui.

Chính vì vậy việc cải thiện công tác đào tạo nghề của Chỉnh phủ Việt Nam được nhìn nhận là một trong những chìa khóa để tiếp tục phát triển đất nước và có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các chiến lược phát triển của đất nước. Trong khuôn khổ dự án Hợp tác kỹ thuật, Chính phủ CHLB Đức đã tư vấn cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam trong việc cải cách qui định pháp lý khung về đào tạo nghề và soạn thảo sửa đổi chiến lược đào tạo nghề quốc gia.

Ngoài ra, trong khuôn khổ các dự án hợp tác tài chính và hợp tác kỹ thuật, Đức còn hỗ trợ một số các trường đào tạo nghề trong việc đổi mới trang thiết bị hiện đại, cung cấp các chuyên gia hỗ trợ và các chương trình hỗ trợ để cải thiện nâng cao đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo và nâng cao theo những chuẩn mực trong đào tạo nghề tại Đức. Đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế với khả năng tăng trưởng cao như cơ khí chế tạo, tiện, cơ khí lắp ráp, điện tử. Đạo tạo nguồn nhân lực cho các ngành trong lĩnh vực môi trường cũng được chú trọng, trong đó có lĩnh cực xử lý nước thải và năng lượng tái tạo.

Một khía cạnh rất quan trọng đó là sự kết nối giữa doanh nghiệp tư nhân trong công tác đào tạo nghề. Để đạt được hiệu quả bền vững thì các doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp nhiều hơn nữa nơi đào tạo và phải hợp tác với các trường đào tạo nghề. Hiện đã có chương trình hỗ trợ kết nối hợp tác giữa các hiệp hội, các nhà tư vấn, doanh nghiệp, học viên học nghề và cơ sở đào tạo nghề trong việc phát triển các chương trình đào tạo nghề để áp dụng cho từng phần đào tạo về lý thuyết và thực hành cũng như kỳ kiểm tra sát hạch của học viên. Một mô hình điển hình thành công đó là việc đưa vào áp dụng chương trình đào tạo nghề cho học viên học nghề nghành „ Xử lý nước thải“ tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và chương trình này đã được nhân rộng tại các trường nghề tại Hà Nội và Huế.

Lĩnh vực trọng tâm „Môi trường và Bảo vệ nguồn tài nguyên“

Dự đoán do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đặc biệt sẽ bị chịu ảnh hưởng. Vì vậy Chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình và kế hoạch hành động để giải quyết hiệu quả các hậu quả do sự nóng lên của trái đất. Chương trình hành động được Chính phủ Việt Nam phê duyệt năm 2014 về việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng Xanh (Green Growth Strategy) đã đưa ra những mục tiêu cụ thể để giảm thiểu khí thải. Do vậy chương trình dự án Bảo vệ vùng ven biển và dự án Bảo vệ và trồng lại rừng ngậm mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long là một trọng tâm của Hợp tác phát triển Đức- Việt. Ngoài ra phía Đức cũng phối hợp với người dân sống tại vùng ven biển đưa ra kế hoạch làm thế nào để người dân có thể sử dụng hệ sinh thái bền vững.

Sử dụng rừng bền vững, trồng rừng và bảo vệ đa dạng sinh học cũng cần có những biện pháp hữu hiệu. Tình trạng diện tích rừng của Việt Nam đang rất báo động vì ngoài nguyên nhân do hậu quả tàn phá của chiến tranh, đất rừng bị hư hại thì còn có nguyên nhân do việc khai thác gỗ trái phép và nạn cháy rừng. CHLB Đức hỗ trợ Việt Nam trong công tác giao đất rừng cho người dân và thành lập các doanh nghiệp kinh doanh, quản lý rừng bền vững cũng như bảo vệ và quản lý các khu bảo tồn quốc gia.

Các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã và người dân sẽ được hỗ trợ để sử dụng có trách nhiệm  nguồn tài nguyên rừng. Mục đích sử dụng bền rừng tài nguyên rừng và đảm bảo thực hiện các tiêu chí như qui đinh của EU về buôn bán gỗ cũng như các chứng chỉ quốc tế khác. Việc quản lý bền vững rừng sẽ là ưu điểm trong cạch tranh thương mại và tiếp cận thị trường trong khi giá trị về kinh tế của rừng mang lại và những đóng góp để bảo vệ khí hậu thông qua chính sách tài chính của quốc gia và quốc tế sẽ được đền đáp.

Trong khuôn khổ Quỹ Khí hậu và Công nghệ của Đức (DKTI), CHLB Đức cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng hiệu quản nguồn năng lượng và xây dựng nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra Bộ Môi trường Liên bang Đức cũng hỗ trợ Việt Nam trong khuôn khổ Quĩ Bảo vệ khí hậu toàn cầu (IKI) các dự án như chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân vùng ven biển, dự án hỗ trợ bảo vệ rừng. Đức hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện và kiểm tra đóng góp quốc gia về bảo vệ khí hậu (NDCs), đây là cam kết của Hiệp định Paris.

Lĩnh vực trọng tâm „Năng lượng“

Sự phát triển kinh tế của Việt Nam kéo theo sự gia tăng về nhu cầu tiêu thụ điện.  Chính phủ Việt Nam dự đoán nhu cầu tiêu thụ điện trong những năm tới sẽ tăng hơn 10% hàng năm. Đức hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng nguồn năng lượng tái tạo và tăng tính hiệu quả trong việc sản xuất, truyền tải và phân phối nguồn điện. Mục tiêu quan trọng là giảm các rào cản cho các nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ như cơ chế tài chính cho các dự án trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cải thiện điều kiện khung cho việc ký kết các hợp động tiêu thụ điện. Những kết quả đầu tiên cho sự hợp tác này thể hiện qua việc gia tăng mạnh khả năng cung cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Tại Việt Nam, chỉ trong nửa đầu năm 2019 khả năng cung cấp điện từ nguồn điện mặt trời vào lưới điện quốc gia đã cao hơn ở Đức trong cùng kỳ. Hơn thế nữa trong lĩnh vực năng lượng gió đã có sự phát triển năng động, triển vọng trong lĩnh vực Off- shore. Sự phát triển này đòi hỏi sự gia tăng của hệ thống truyền tải và phân bổ để đảm bảo hệ thống cung cấp điện ổn định khi có sự gia tăng nguồn cung cấp điện từ năng lượng tái tạo. Chính phủ Việt Nam cần phải được hỗ trợ trong việc áp dụng công nghệ „Smart Grid“, nhằm giúp cải thiện qui định về truyền tải và phân bổ lưới điện. Một lĩnh vực khác là hỗ trợ tạo ra nguồn năng lượng điện phi tập trung thông qua hệ thống năng lượng mặt trời cho các hộ dân cư cũng như doanh nghiệp. Đức cũng hỗ trợ sự hợp tác kỹ thuật giữa các trường đại học của Đức và Việt Nam và các doanh nghiệp tư nhân.

Bên cạnh 3 lĩnh vực trọng tâm, Đức còn hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội thông qua các chương trình dự án tư vấn, bao gồm tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc lên kế hoạch và thực hiện các chính sách kinh tế thân thiện với môi trường và khí hậu cũng như tư vấn trong việc cải thiện điều kiện khung trong việc thanh kiểm tra. Ngoài ra, Đức cũng hỗ trợ Việt Nam trong việc cải cách hệ thống tài chính công cũng như áp dụng những công cụ tài chính mới cho các dự án trong lĩnh vực môi trường.

Quay về đầu trang