Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Mối quan hệ song phương giữa Đức và Việt Nam

Reise Steinmeier nach Vietnam

Bundesaussenminister Frank-Walter Steinmeier, SPD, trifft den Ministerpraesidenten von Vietnam, Nguyen Xuan Phuc, in Hanoi, Vietnam. 31.10.2016. Copyright: Thomas Koehler/ photothek.net [Tel. +493028097440 - www.photothek.net - Jegliche Verwendung nur gegen Honorar und Beleg. Urheber-/Agenturvermerk wird nach Paragraph13 UrhG ausduecklich verlangt! Es gelten ausschliesslich unsere AGB.], © Thomas Koehler/photothek.net

Bài viết

Mối quan hệ song phương giữa Đức và Việt Nam có một giá trị đặc biệt. Hiện nay ở Đức có khoảng 125.000 người Việt Nam và người Đức gốc Việt sinh sống, ở Việt Nam có khoảng 100.000 người biết nói tiếng Đức.

Mối quan hệ song phương giữa Đức và Việt Nam có một giá trị đặc biệt. Hiện nay ở Đức có khoảng 125.000 người Việt Nam và người Đức gốc Việt sinh sống, ở Việt Nam có khoảng 100.000 người biết nói tiếng Đức.

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang năm 2011, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Liên bang năm 2012 cũng như chuyến thăm Đức của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh năm 2012 đã tiếp thêm động lực cho mối quan hệ giữa hai nước. Tháng 10 năm 2011, Bà Thủ tướng TS. Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký kết bản "Tuyên bố chung Hà Nội" chính thức thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam.

Tuyên bố chung Hà Nội

Đức không chỉ giúp đỡ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế mà còn hỗ trợ Việt Nam trong quá trình cải cách hệ thống pháp luật trong khuôn khổ Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt. Với khoảng 70 hội thảo, các cuộc trao đổi về chuyên môn và các chuyến đi khảo sát mỗi năm, Đối thoại nhà nước pháp quyền Đức-Việt đề cập đến rất nhiều nội dung: tư vấn đối với các dự án luật của Việt Nam, tiếp tục phát triển hệ thống pháp luật, bồi dưỡng thẩm phán, công tố viên, luật sư và công chứng viên, tư vấn thực hiện các công ước và quy tắc quốc tế, cải cách pháp luật dân sự (bao gồm pháp luật sở hữu, bảo vệ sở hữu trí tuệ) và pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật lao động, công đoàn và xã hội, tiếp tục phát triển pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, pháp luật thương mại, cơ chế xét xử của tòa án hiến pháp, khuyến khích các quyền con người, tương trợ tư pháp và các chủ đề khác.

Một dự án quan trọng khác là kế hoạch xây dựng "Ngôi nhà Đức" tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong “Năm Đức-Việt” 2015, nhân kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng.

Quay về đầu trang