Chào mừng Quý vị đến với trang web của Bộ Ngoại giao Đức!

Hợp tác Kinh tế giữa Đức và Việt Nam

Altstadt Hanoi

Altstadt Hanoi, © Le Hong Hoa

Bài viết

Năm 2016, Đức vẫn giữ vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU với tổng kim ngạch thương mại là 12,57 tỉ USD. Giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Đức đạt 9,68 tỉ USD, tăng 8,5% so với năm ngoái và giá trị nhập khẩu từ Đức đạt 2,89 tỉ USD (tăng 14,7%).

Năm 2016, Đức vẫn giữ vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU với tổng kim ngạch thương mại là 12,57 tỉ USD. Giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Đức đạt 9,68 tỉ USD, tăng 8,5% so với năm ngoái và giá trị nhập khẩu từ Đức đạt 2,89 tỉ USD (tăng 14,7%). Các doanh nghiệp Đức và Việt Nam đang chờ đợi những động lực mới từ Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam, được ký kết năm 2015 và hiện đang trong giai đoạn phê chuẩn. Đức và Việt Nam đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỉ USD đến năm 2020. 

Các sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức bao gồm: giầy dép, hàng dệt may, nông sản (ví dụ: cà phê, hạt tiêu), hải sản cũng như gần đây là các sản phẩm điện tử và đồ gỗ. Các sản phẩm của Đức xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là máy móc, xe cơ giới, trang thiết bị chuyên dụng và các sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất. Việt Nam đặt ra mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Chính vì vậy mà nhu cầu về trang thiết bị cao cấp đặc biệt là các sản phẩm „Made in Germany“ ngày càng tăng cao.

Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức với trụ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là một phần trong mạng lưới các Phòng Công nghiệp và Thương mại (AHK) trên toàn thế giới. AHK Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh có chung trụ sở với Hiệp hội các doanh nghiệp Đức (German Business Association) với hơn 200 doanh nghiệp thành viên. Hiện nay, các cuộc đàm phán về việc thành lập Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức – Việt, một dự án hải đăng của hai nước, vẫn đang được triển khai. Tổng cộng có khoảng 300 doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam.

Đức và Việt Nam đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần vào năm 1997 và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư vào năm 1998 (Quý vị có thể tham khảo tại đường dẫn bên phải trang này).

Quay về đầu trang